Gaijin
Gaijin (外人 (ngoại nhân) [ɡaid͡ʑiɴ]) ("người ngoài") là một từ tiếng Nhật để chỉ những người nước ngoài và không phải là người Nhật. Từ này được cấu thành từ hai ký tự kanji: gai (外, "ngoại") và jin (人, "nhân"). Những từ được cấu thành tương tự cho những khái niệm thuộc về ngoại quốc bao gồm gaikoku (外国, "ngoại quốc") và gaisha (外車, "ngoại xa"). Từ này có thể mang ý nghĩa về quốc tịch, chủng tộc hoặc sắc tộc, các khái niệm thường được gộp vào với nhau tại Nhật Bản.
Một vài người có cảm giác về từ này rằng nó mang một ý nghĩa tiêu cực hoặc có nghĩa xấu,[1][2][3][4][5][6] trong khi những người quan sát khác duy trì ý kiến cho rằng đây là một cụm từ mang sắc thái trung tính hoặc thậm chí là tích cực.[2][7][8][9][10] Gaikokujin (外国人 "ngoại quốc nhân") là một thuật ngữ trung tính hơn và phần nào trang trọng hơn được sử dụng rộng rãi trong văn kiện của chính phủ và truyền thông Nhật Bản.
Từ nguyên và lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Từ gaijin có thể được tìm thấy trong văn bản thể kỷ 13 Heike Monogatari:
Ở đây, gaijin ám chỉ những người ngoài[12][13] và những kẻ thù tiềm tàng.[14] Một sự tham chiếu thời kỳ đầu khác là ở trong Renri Hishō (k. 1349) bởi Nijō Yoshimoto, nơi nó được sử dụng để chỉ một người Nhật Bản là một người xa lạ, không phải là một người bạn.[14] Vở kịch Noh mang tên Kurama tengu[15] có một cảnh nơi một người đầy tớ tỏ vẻ không hài lòng với sự xuất hiện của một nhà sư đi khất thực:
- 源平両家の童形たちのおのおのござ候ふに、かやうの外人は然るべからず候
- Một gaijin không thuộc về nơi này, nơi trẻ em nhà Genji và Heike đang chơi đùa.
Ở đây, gaijin cũng có nghĩa một người ngoài hoặc một người không quen biết.[16]
Từ gaikokujin (外国人) được cấu tạo từ gaikoku (nước ngoài) và jin (con người). Chính phủ Minh Trị (1868–1912) đã giới thiệu và truyền bá thuật ngữ này, từ dùng để thay thế các từ như ijin, ikokujin và ihōjin. Khi Đế quốc Nhật Bản mở rộng ảnh hưởng sang Triều Tiên và Đài Loan, thuật ngữ naikokujin ("người trong nước") được dùng để chỉ công dân của các lãnh thổ khác thuộc đế quốc.[cần dẫn nguồn] Trong khi các thuật ngữ khác bị rơi vào quên lãng sau Chiến tranh thế giới thứ hai, gaikokujin vẫn là thuật ngữ chính thức cho những người không phải là người Nhật. Một số người cho rằng gaijin là một sự rút gọn của từ gaikokujin.[17]
Sử dụng
[sửa | sửa mã nguồn]Trong khi tất cả các dạng của từ này đều mang nghĩa "người nước ngoài" hoặc "người ngoài", trong thực tế gaikokujin và gaijin thường được sử dụng để chỉ những nhóm người không phải người Nhật theo chủng tộc,[19] chủ yếu là người da trắng.[9][20][21][22][23][24] Tuy nhiên, thuật ngữ này đôi khi cũng được áp dụng đối với người có nguồn gốc dân tộc Nhật Bản, nhưng sinh ra và lớn lên ở các nước khác.[22][25] Gaijin cũng thường được dùng trong những sự kiện của Nhật Bản như bóng chày (có một giới hạn cho các cầu thủ không phải người Nhật trong NPB) và đấu vật chuyên nghiệp để gọi chung cho những đô vật biểu diễn khách mời đến từ phương Tây, những người sẽ thường xuyên lưu diễn tại nước này.[26]
Những người nói tiếng Nhật thường nhắc tới người không phải người Nhật Bản là gaijin ngay cả khi họ ở nước ngoài. Ngoài ra, người có nguồn gốc bản địa của Nhật Bản sang các nước khác (đặc biệt là những quốc gia có cộng đồng người Nhật Bản lớn) cũng có thể gọi là các gaijin không phải hậu duệ, như một thuật ngữ tương ứng với nikkei.[25]
Trong lịch sử, một số cách sử dụng từ "gaijin" dùng để gọi một cách trân trọng đến uy tín và sự giàu có của người da trắng hay sức mạnh của các doanh nghiệp phương Tây.[8][27][28] Sự giải thích thuật ngữ này với đặc điểm tích cực hoặc trung tính tiếp tục hiện diện trong một vài ngữ cảnh.[2][3][9][10][29][30][31] Tuy nhiên, mặc dù thuật ngữ này có thể được sử dụng không nhằm mục đích tiêu cực bởi nhiều người nói tiếng Nhật,[1] nó bị một số người coi là xúc phạm[4][5][6] và phản xạ của những thái độ loại trừ.[1][2][17][23][30][32]
"Trong khi thuật ngữ tự nó không có ý nghĩa xúc phạm, nó nhấn mạnh sự độc đáo riêng của thái độ người Nhật và do đó đã nhận lấy ý nghĩa miệt thị mà khiến nhiều người phương Tây phẫn nộ." Mayumi Itoh (1995)[3]
Hiện tại, gaijin đã trở thành một cụm từ không chính xác lắm về mặt chính trị,[cần dẫn nguồn] thông thường người ta chỉ những người không phải người Nhật bằng từ gaikokujin.[23][33] Nanette Gottlieb, giáo sư nghiên cứu về Nhật Bản tại Viện Ngoại ngữ và Nghiên cứu so sánh văn hoá tại Đại học Queensland, cho thấy rằng thuật ngữ này đã trở thành một từ gây tranh cãi và hiện tại, nó bị tránh sử dụng bởi hầu hết các đài truyền hình Nhật Bản.[17] Cụm từ không gây tranh cãi,[17] có ít nhiều nét trang trọng gaikokujin thường được dùng thay thế.[17]
Gaijin xuất hiện một cách thường xuyên trong văn học phương Tây và văn hoá pop. Nó còn trở thành tiêu đề của các tiểu thuyết nhưGaijin của Marc Olden (New York: Arbor House, 1986), Go gently, gaijin của James Melville (New York: St. Martin's Press, 1986), Gaijin on the Ginza của James Kirkup (London: Chester Springs, 1991) và Gai-Jin của James Clavell (New York: Delacorte Press, 1993)]], cũng như một bài hát của Nick Lowe. Cụm từ trở thành tiêu đề của các bộ phim như Gaijin - Os Caminhos da Liberdade (1980) và Gaijin - Ama-me Como Sou (2005) của Tizuka Yamazaki, cũng như các bộ phim hoạt hình ngắn như Gaijin (2003) của Fumi Inoue.
Cư dân nước ngoài ở Nhật
[sửa | sửa mã nguồn]Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Cách phát âm vào thế kỷ XIII của ký tự 外人 còn đang được tranh luận; nó có thể là kotobito (ことびと), udokihito (うどきひと) hay gwaijin (ぐゎいじん). Cách phát âm gaijin được sử dụng ở đây với mục đích tiếp nối ý nghĩa luận điểm.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b c Wetherall, William (1983). “Foreigners in Japan”. Kodansha Encyclopedia of Japan. 2. Tokyo: Kodansha. tr. 313–4. [liên kết hỏng]
- ^ a b c d Buckley, Sandra (2002). “Gaijin”. Encyclopedia of Contemporary Japanese Culture. Taylor and Francis. tr. 161–2. ISBN 0-415-14344-6.
- ^ a b c Itoh, Mayumi (Summer 1996). “Japan's abiding sakoku mentality - seclusion from other countries - Economic Myths Explained”. Orbis. Foreign Policy Research Institute / JAI Press Inc. 40 (3).
- ^ a b De Mente, Boye Lafayette (1994). “Japanese Etiquette & Ethics In Business”. McGraw-Hill Professional: 159. ISBN 0-8442-8530-7. Chú thích journal cần
|journal=
(trợ giúp) - ^ a b Hsu, Robert (1993). “The MIT Encyclopedia of the Japanese Economy”. MIT Press: 195. ISBN 0-8442-8530-7. Chú thích journal cần
|journal=
(trợ giúp) - ^ a b Wetherall, William; de Vos, George A (1976). “Ethnic Minorities in Japan”. Trong Veenhoven, Willem Adriaan; Crum Ewing, Winifred (biên tập). Case Studies on Human Rights and Fundamental Freedoms: A World Survey. Stichting Plurale. tr. 384. ISBN 90-247-1779-5.
- ^ Kitahara, Michio (1989). Children of the Sun: the Japanese and the Outside World. Sandgate, Folkestone, England: Paul Norbury Publications. tr. 117, 516."Ví dụ, gaijin có nghĩa đen chỉ một "người tới từ bên ngoài", tức là một người ngoại quốc, và điều đó mang nghĩa là "người Kavkaz" (ý chỉ người da trắng)."
- ^ a b Lie, John (2000). “The Discourse of Japaneseness”. Trong Douglass, Mike; Roberts, Glenda Susan (biên tập). Japan and Global Migration: Foreign Workers and the Advent of a Multicultural Society. Routledge. tr. 75. ISBN 0-415-19110-6.
- ^ a b c Befu, Harumi (2001). Hegemony of Homogeneity: An Anthropological Analysis of Nihonjinron. Trans Pacific Press. tr. 76. ISBN 1-876843-05-5."Trong ngư cảnh chung, [Gaijin] dùng để chỉ tất cả những người nước ngoài; nhưng trong việc sử dụng thường ngày, nó chỉ được chỉ định cho người da trắng—tức là, những người nước ngoài mà xứng đáng với sự ngưỡng mộ trong một vài sự tôn trọng"
- ^ a b Koshiro, Yukiko (1999). Trans-Pacific Racisms and the U.S. Occupation of Japan. Columbia University Press. tr. 114. ISBN 0-231-11348-X.
- ^ 高木, 市之助; 小沢正夫; 渥美かをる; 金田一春彦 (1959). 日本古典文学大系: 平家物語 (bằng tiếng Nhật). 岩波書店. tr. 123. ISBN 4-00-060032-X.
- ^ A. Matsumura (ed.), Daijirin (大辞林), (p. 397, 9th ed., vol. 1). (1989). Tokyo: Sanseido. "がいじん【外人】② そのことに関係のない人。第三者。「外人もなき所に兵具をととのへ/平家一」"
- ^ A. Matsumura (ed.), Daijisen (大辞泉), (p. 437, 1st ed., vol. 1). (1998). Tokyo: Shogakukan. "がいじん。【外人】② 仲間以外の人。他人。「外人もなき所に兵具をととのへ」〈平家・一〉"
- ^ a b “外人”. Kōjien (ấn bản thứ 5). Iwanami. 1998. ISBN 4-00-080111-2.
がいじん【外人】① 仲間以外の人。疎遠の人。連理秘抄「外人など上手多からむ座にては」② 敵視すべきな人。平家一「外人もなき所に兵具をととのへ」
- ^ (tiếng Nhật) 鞍馬天狗 Lưu trữ 2008-02-08 tại Wayback Machine, Ohtsuki Noh Theatre.
- ^ M. Yamaguchi et al. (eds.), Shinkango jiten (新漢語辞典), (p. 282, 2nd ed., vol. 1). (2000). Tokyo: Iwanami Shoten Publishing. "【外人】② 局外者。他人。「源平両家の童形たちのおのおのござ候ふに、かやうの外人は然るべからず候」 "
- ^ a b c d e Gottlieb, Nanette (2005). “Language and Society in Japan”. Cambridge University Press: 117–8. ISBN 978-0-521-53284-6. Chú thích journal cần
|journal=
(trợ giúp) "Gaikokujin là một cụm từ không gây tranh cãi và chỉ đơn giản mang nghĩa một người không có quyền công dân Nhật Bản; nó là phiên bản rút gọn thông thường hơn mà đã là chủ đề của sự phàn nàn mang tính cáu gắt: những con người có thể được nhấn mạnh bởi trẻ con và hoặc thốt lên hoặc thì thầm cụm từ gaijin này, mặc dù điều này ngày nay ít phổ biến hơn nhiều ở Nhật Bản so với ba mươi năm trước. Ở một mức độ sâu hơn, dù vậy, nó là ý nghĩa của một sự ngăn chặn và nét kì dị gây bực bội, đặc biệt là khi thuật ngữ này được kết hợp với tính từ henna để ám chỉ 'người nước ngoài kì dị,' một thuật ngữ thường được nghe trên các chương trình truyền hình Nhật Bản. Bản thân thuật ngữ gaijin trong những ngày này bị nằm trong danh sách những thuật ngữ bị tránh sử dụng nhiều nhất của hầu hết các đài truyền hình." - ^ Japan Statistics Bureau, accessed ngày 8 tháng 12 năm 2007 Lưu trữ 2007-12-25 tại Wayback Machine
- ^ Lee, Soo im (2006). Japan's Diversity Dilemmas: Ethnicity, Citizenship, and Education. iUniverse. tr. 102. ISBN 0-595-36257-5.
- ^ Reischauer, Edwin O. (1981). Japan: the Story of a Nation. Alfred A. Knopf. tr. 255.
- ^ Wilkinson, Endymion (1980). Japan versus Europe: a History of Misunderstanding. London: Penguin Books. tr. 126.
- ^ a b Koshiro, Yukiko (1999). Trans-Pacific Racisms and the U.S. Occupation of Japan. Columbia University Press. tr. 254. ISBN 0-231-11348-X.
- ^ a b c Lie, John (1999). Multiethnic Japan. Harvard University Press. tr. 20. ISBN 0-674-01358-1.
- ^ Creighton, Millie (1997). “Soto Others and Uchi Others: Imaging racial diversity, imagining homogeneous Japan”. Trong Weiner, Michael (biên tập). Japan's Minorities: The Illusion of Homogeneity. Routledge. tr. 212. ISBN 0-415-13008-5.
- ^ a b Tsuda, Takeyuki (2003). Strangers in the Ethnic Homeland: Japanese Brazilian Return. Columbia University Press. ISBN 0-231-12838-X.
- ^ Sibley, Adam (ngày 13 tháng 2 năm 2008). “NOAH limits as Japan hits”. The Sun. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2009.
- ^ Suzuki, Jiro; Sakamoto, Mickey (1976). “Discrimination against foreigners of Japanese descent in Japan”. Trong Veenhoven, Willem Adriaan; Crum Ewing, Winifred (biên tập). Case Studies on Human Rights and Fundamental Freedoms: A World Survey. Stichting Plurale. tr. 274. ISBN 90-247-1779-5.
- ^ Meredith Stuart, Paul (1987). Nihonsense. Tokyo: The Japan Times, Ltd. tr. 3–5."Không phải tất cả người nước ngoài đều là gaijin với người Nhật Bản và khá ít người có nguồn gốc bản địa Nhật Bản là gaijin. Có một logic cho sự rối rắm này, nhưng nó hầu như không hợp lý. Có một sự thật rằng từ 'người Mỹ' (Amerikajin) là một từ đồng nghĩa với gaijin trong suy nghĩ của nhiều người Nhật Bản. Tại một thời điểm, ít nhất khi nền công nghiệp xe hơi của Mỹ là nhà lãnh đạo không thể tranh cãi của thế giới xe hơi, thuật ngữ này bao hàm sự kính sợ và tôn trọng."
- ^ Kitahara, Michio (1989). Children of the Sun: the Japanese and the Outside World. Sandgate, Folkestone, England: Paul Norbury Publications. tr. 117."Ví dụ, gaijin nghĩa đen có nghĩa là "một người từ bên ngoài," tức là một người ngoại quốc, và điều đó có nghĩa là "người da trắng." Việc mô tả một người Nhật Bản theo cách này là một lời khen dành cho anh hoặc cô ta. Để "giống một người nước ngoài" (gaijin-no youna) nghĩa là để giống với một người phương Tây, và cả điều này nữa, là một lời khen."
- ^ a b Thomas Dillon, "Born and raised a 'gaijin', Japan Times, ngày 24 tháng 12 năm 2005
- ^ Wada, Minoru (ngày 20 tháng 6 năm 1994). “Education behind the scenes”. The Daily Yomiuri: 9.
- ^ Sugihara, Kaoru; Allan, John Anthony (1993). Japan in the Contemporary Middle East. Routledge. tr. 150. ISBN 0-415-07521-1.
- ^ Whiting, Robert (2004). “The Meaning of Ichiro”. Warner Books: 152. ISBN 0-446-53192-8. Chú thích journal cần
|journal=
(trợ giúp)