Bước tới nội dung

Debbie Reynolds

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Debbie Reynolds
Reynolds năm 1987
SinhMary Frances Reynolds
(1932-04-01)1 tháng 4, 1932
El Paso, Texas, Hoa Kỳ
Mất28 tháng 12, 2016(2016-12-28) (84 tuổi)
Los Angeles, California, Hoa Kỳ
Nguyên nhân mấtChảy máu trong não do đột quỵ gây ra
Nơi an nghỉForest Lawn Memorial Park, Hoa Kỳ
Nghề nghiệpNữ diễn viên, ca sĩ, vũ công, nữ doanh nhân
Năm hoạt động1948–2016
Phối ngẫu
Eddie Fisher
(cưới 1955⁠–⁠ld.1959)

Harry Karl
(cưới 1960⁠–⁠ld.1973)

Richard Hamlett
(cưới 1984⁠–⁠ld.1996)
Con cái
Người thânBillie Lourd (cháu gái)
Websitedebbiereynolds.com

Mary Frances "Debbie" Reynolds (1 tháng 4 năm 1932 – 28 tháng 12 năm 2016) là một nữ diễn viên, ca sĩ, nữ doanh nhân, nhà sử học điện ảnh, nhà hoạt động nhân đạo và là mẹ của nữ diễn viên kiêm nhà văn Carrie Fisher. Bà từng được đề cử giải Quả cầu vàng cho Diễn viên mới triển vọng nhất nhờ vai Helen Kane trong bộ phim Three Little Words (1951). Vai gây đột phá cũng là vai diễn chính đầu tiên của bà, vai Kathy Selden trong Singin' in the Rain (1952). Bà cũng gặt hái những thành công khác về diễn xuất trong các phim như The Affairs of Dobie Gillis (1953), Susan Slept Here (1954), Bundle of Joy (đề cử Quả cầu vàng 1956), The Catered Affair (giành giải NBRMP cho nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất 1956) và Tammy and the Bachelor (1957), trong phim bà biểu diễn bài hát "Tammy" từng đạt vị trí quán quân trên bảng xếp hạng âm nhạc của Billboard.[1] Năm 1959, bà phát hành album nhạc pop đầu tiên của mình mang tên Debbie.[2]

Bà tiếp tục đóng trong How the West Was Won (1963) và The Unsinkable Molly Brown (1964), một phim tiểu sử về một người có thật nổi tiếng Molly Brown.[1] Vai Brown đã giúp đem về một đề cử giải Oscar cho nữ diễn viên chính xuất sắc nhất cho bà. Những bộ phim khác của bà bao gồm The Singing Nun (1966), Divorce American Style (1967), What's the Matter with Helen? (1971), Charlotte's Web (1973), Mother (1996) (đề cử Quả cầu vàng) và In & Out (1997). Reynolds cũng là một người biểu diễn cabaret. Năm 1979, bà thành lập Debbie Reynolds Dance Studio ở Bắc Hollywood và vẫn hoạt động ngày nay.[3]

Tháng 1 năm 2015, Reynolds nhận giải Thành tựu trọn đời của Nghiệp đoàn diễn viên Màn ảnh.[1] Năm 2016, bà nhận giải Jean Hersholt Humanitarian thuộc giải Oscar.[4] Cùng năm đó, một bộ phim tài liệu về cuộc đời của bà mang tên Bright Lights: Starring Carrie Fisher and Debbie Reynolds, cũng là phim cuối cùng mà bà xuất hiện trên màn ảnh; phim phát sóng trên HBO vào ngày 7 tháng 1 năm 2017.[5][6]

Ngày 28 tháng 12 năm 2016, Reynolds nhập viện tại Trung tâm y tế Cedars-Sinai sau khi rơi vào trường hợp khẩn cấp, mà con trai bà Todd Fisher sau đó miêu tả là "một cơn đột quỵ nặng".[7] Bà qua đời vì đột quỵ vào trưa hôm đó, một ngày sau cái chết của con gái bà Carrie Fisher.[8][9]

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Reynolds sinh ra tại El Paso, Texas, là con thứ hai của Maxene "Minnie" (nhũ danh Harman) và Raymond Francis "Ray" Reynolds, một thợ mộc ở công ty Đường sắt Nam Thái Bình Dương.[10] Bà mang dòng máu của Scotland-Ireland và Anh,[11] được nuôi dạy tại một trường trường dòng nghiêm khắc Nazarene. Bà cũng có một người anh trai lớn hơn mình hai tuổi.[12] Reynolds từng là một nữ hướng đạo sinh và dẫn đầu nhóm các nữ hướng đạo, bà cũng từng nói muốn chết khi mình trở thành nữ hướng đạo sinh sống lâu nhất thế giới.[13] Mẹ bà từng đi giặt ủi để kiếm thêm thu nhập, trong khi gia đình bà sống trong một túp lều trên phố Magnolia tại El Paso.[12] Gia đình bà tới sinh sống tại Burbank, California năm 1939.[14] Năm 16 tuổi, khi đang học tại trường trung học John Burroughs tại Burbank, Reynolds giành giải trong cuộc thi sắc đẹp Miss Burbank.[14] Không lâu sau bà ký một hợp đồng với hãng Warner Bros [14] và có nghệ danh "Debbie" thông qua Jack L. Warner.[15]

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Điện ảnh và truyền hình

[sửa | sửa mã nguồn]

Reynolds sớm được những người săn tìm tài năng của hãng Warner Bros. và MGM phát hiện khi họ có mặt tại cuộc thi Miss Burbank 1948. Cả hai công ty đều muốn bà ký hợp đồng với xưởng phim của họ và đã phải tung đồng xu để xem ai có được chữ ký của bà. Hãng Warner giành chiến thắng, và bà ký với hãng hợp đồng hai năm.[16] Khi Warner Brothers ngừng sản xuất nhạc kịch, bà chuyển đến MGM. Với MGM, Reynolds thường xuất hiện trong các phim nhạc kịch trong thập niên 1950 và có một vài bản hit trong thời gian đó. Bài hát "Aba Daba Honeymoon" (có trong phim Two Weeks with Love (1950) và cũng như bản hát song ca với Carleton Carpenter) là bản thu âm nhạc phim đầu tiên được chứng nhận vàng cũng như đạt vị trí thứ 3 trên bảng xếp hạng của Billboard.[17]

Diễn xuất trên phim của bà gây ấn tượng mạnh với xưởng phim, nhờ đó bà được đồng giao vai chính trong bộ phim gắn liền với tên tuổi của bà, Singin' in the Rain (1952), một sự châm biến việc làm phim ở Hollywood trong thời kì chuyển từ phim câm sang phim nói.[16] Phim cũng có diễn viên Gene Kelly thủ vai, người bà gọi là một "vũ công tuyệt vời và thiên tài điện ảnh"; bà nói thêm, "Anh ấy biến tôi thành một ngôi sao. Năm đó tôi 18 tuổi và anh ấy dạy tôi cách nhảy, làm việc chăm chỉ và tận tụy."[18] Năm 1956, bà xuất hiện trong phim Bundle of Joy với người chồng tương lai Eddie Fisher.[19]

Vai diễn chính trong The Unsinkable Molly Brown (1964) đã đưa bà tới đề cử giải Oscar cho nữ diễn viên chính xuất sắc nhất.[20] Tuy nhiên, bà cho biết ban đầu từng có bất đồng với đạo diễn phim là Charles Walters. "Ông ta không muốn tôi", bà nói, "Ông ta muốn Shirley MacLaine, người lúc ấy không thể đảm nhận vai diễn. Ông nói, "cô hoàn toàn không hợp với vai này". Nhưng sáu tuần trong thời gian sản xuất, ông ta lại thay đổi ý kiến của mình, ông đến với tôi và nói, "Tôi phải thừa nhận rằng tôi đã sai. Cô đóng vai diễn rất đạt. Tôi rất hài lòng"."[21]

Từ 1999 đến 2000, bà đóng vai mẹ của Grace Adler, Bobbi Adler trong loạt phim sitcom Will & Grace,[22] giúp bà có được đề cử giải Emmy duy nhất cho nữ diễn viên khách mời trong loạt phim hài xuất sắc nhất năm 2000.[23] Bà cũng đảm nhận một vai thường xuyên trong loạt phim gốc của Disney Channel Halloweentown trong vai Aggie Cromwell. Bà cũng xuất hiện trong vai trò khách mời làm người trao giải tại lễ trao giải Oscar lần thứ 69 (1997).[24]

Âm nhạc và cabaret

[sửa | sửa mã nguồn]

Bản thu âm bài hát "Tammy" (từ phim Tammy and the Bachelor năm 1957) đã nhận được chứng nhận vàng,[25] và là đĩa đơn bán chạy nhất bởi một nữ ca sĩ năm 1957. Bài hát đạt vị trí quán quân trong năm tuần trên bảng xếp hạng Billboard pop. Trong phim (phần đầu tiên của loạt phim điện ảnh Tammy), bà đóng cặp với Leslie Nielsen.[26]

Reynolds cũng sở hữu hai bản hit từng lọt tốp 25 của Billboard với "A Very Special Love" (#20 vào tháng 1 năm 1958) và "Am I That Easy to Forget" (#25 vào tháng 3 năm 1960)—một phiên bản nhạc pop của bản hit nhạc đồng quê làm nên tên tuổi của Carl Belew (năm 1959), Skeeter Davis (năm 1960), và vài năm sau đó là của ca sĩ Engelbert Humperdinck.[27] Năm 1991, bà phát hành album mang tựa đề The Best of Debbie Reynolds.[28] Album cuối cùng của Reynolds là bản thu với Donald O'Connor mang tên Chrissy the Christmas Mouse.[29]

Đời tư

[sửa | sửa mã nguồn]

Bà là bạn của ngôi sao Marilyn Monroe. Debbie Reynolds đã từng 2 lần bị phá sản. Debbie Reynolds thừa nhận trong tình yêu bà là người lựa chọn kém và vì vậy mới dẫn đến những sai lầm trong hôn nhân.[30]

Khi Debbie yêu Eddie Fisher, nam ca sĩ Frank Sinatra đã khuyên bà không nên kết hôn với một ca sĩ vì cuộc sống sẽ rất vất vả. Nhưng Debbie không nghe theo. Cuộc hôn nhân của Debbie với Eddie Fisher không hề hạnh phúc. Bà kết hôn vào năm 24 tuổi (1956). Năm 26 tuổi Debbie Reynolds mới phát hiện chồng mình ngoại tình với Elizabeth Taylor. Hai người chia tay và chồng bà đi lấy Elizabeth Taylor.

Người chồng thứ hai của bà là một tỷ phú nhưng nghiện bài bạc và đã tiêu hết 100 triệu USD của vợ. Toàn bộ tài sản tích cóp của bà tiêu tan và phải mất 14 năm sau bà mới trả hết nợ.[30]

Cuộc hôn nhân thứ ba với nhà đầu tư bất động sản cũng khiến bà tổn hao tài sản. Hai vợ chồng bà đầu tư vào khách sạn và casino ở Las Vegas nhưng cuối cùng ông đã làm mất sạch tiền.

Năm bà 78 tuổi, niềm vui duy nhất của bà là được ở bên con gái. Bà có kế hoạch triển lãm bộ sưu tập những kỷ vật màn bạc của các ngôi sao Hollywood tại Luân Đôn.[30]

Các phim tham gia

[sửa | sửa mã nguồn]

Features:

Short subjects:

Các chương trình truyền hình tham gia

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c Lowry, Brian (ngày 28 tháng 12 năm 2016). “Debbie Reynolds, 'Singin' in the Rain' star, dies at 84”. CNN. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2016.
  2. ^ “Obituary: Debbie Reynolds, a wholesome Hollywood icon”. London: BBC News. ngày 29 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2016.
  3. ^ “About”. Debbie Reynolds Dance Studios. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 27 tháng 8 năm 2015.
  4. ^ Reynolds to Receive Award. Truy cập ngày 27 tháng 8 năm 2015
  5. ^ Littleton, Cynthia. “Inside Debbie Reynolds and Carrie Fisher's Upcoming HBO Documentary: 'It's a Love Story'. Variety. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2016. HBO will carefully consider the appropriate timing given the tragic developments
  6. ^ de Morales, Lisa (ngày 30 tháng 12 năm 2016). “HBO Moves 'Bright Lights' Debut In Wake of Carrie Fisher, Debbie Reynolds Deaths”. Deadline.com. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2016.
  7. ^ Wong, Julia (ngày 29 tháng 12 năm 2016). “Debbie Reynolds dies one day after daughter Carrie Fisher”. The Guardian. London. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2016.
  8. ^ Almasy, Steve (ngày 28 tháng 12 năm 2016). “Debbie Reynolds dies one day after daughter Carrie Fisher passes”. CNN. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2016. Reynolds had complained of breathing problems, an unidentified source told The [Los Angeles] Times.
  9. ^ “Photo of Debbie Reynolds and Carrie Fisher”. Los Angeles Times. ngày 28 tháng 12 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2018.
  10. ^ “Debbie Reynolds Biography (1932–)”. Film reference. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2018.
  11. ^ Byrne, James Patrick. Coleman, Philip. King, Jason Francis. Ireland and the Americas: Culture, Politics, and History: A Multidisciplinary Encyclopedia. Volume 2, p. 804. ABC-CLIO, 2008; ISBN 978-1-85109-614-5.
  12. ^ a b "Debbie Reynolds: At 30, She's Got it Made", Independent Star-News (Pasadena, Calif.) Feb. 17, 1963
  13. ^ Wloszczyna, Susan (ngày 2 tháng 4 năm 2013). 'Unsinkable' Reynolds buoyed by new memoir, life at 81”. USA Today.
  14. ^ a b c Green, Mary (ngày 29 tháng 12 năm 2016). “From the PEOPLE Archive: Debbie Reynolds the Golden Girl”. People (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2016.
  15. ^ Dingus, Anne (tháng 5 năm 1997). “Debbie Reynolds”. Texas Monthly. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2016.
  16. ^ a b Leading Ladies, Chronicle Books (2006) p. 161
  17. ^ video: "Carleton Carpenter and Debbie Reynolds, "Abba Dabba Honeymoon" from Two Weeks with Love
  18. ^ "Rain will only bring smiles," The Sydney Morning Herald, ngày 4 tháng 2 năm 1996
  19. ^ Hautman, Nicholas (ngày 28 tháng 12 năm 2016). “Debbie Reynolds' Most Unforgettable Movie Roles: Singin' in the Rain, Halloweentown and More”. Us Weekly. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2016.
  20. ^ video: Debbie Reynolds singing "I Ain't Down Yet," in The Unsinkable Molly Brown
  21. ^ “Debbie Reynolds remains pleasurable company”. Chicago Tribune. ngày 1 tháng 2 năm 2015.
  22. ^ Will & Grace - NBC.com, truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2017
  23. ^ “Debbie Reynolds | Television Academy”. Emmys.com. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2015.
  24. ^ *Bona, Damien (2002). Inside Oscar 2. New York: Ballantine Books. tr. 102. ISBN 0-345-44970-3.
  25. ^ Murrells, Joseph (1978). The Book of Golden Discs (ấn bản thứ 2). London, UK: Barrie & Jenkins. ISBN 0-214-20512-6.
  26. ^ Debbie (1959), Vinyl record, Amazon.com records
  27. ^ Trust, Gary (ngày 28 tháng 12 năm 2016). “Debbie Reynolds' History on the Billboard Charts”. Billboard. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2016.
  28. ^ “Debbie”. Amazon.com. ngày 24 tháng 5 năm 2010.
  29. ^ Kaye, Ben (ngày 28 tháng 12 năm 2016). “R.I.P. Debbie Reynolds, Hollywood icon and mother of Carrie Fisher, has died at 84”. Consequence of Sound. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2016.
  30. ^ a b c Debbie Reynolds và nỗi đau một đời hồng nhan

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]