Bước tới nội dung

Chi Dâm bụt

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chi Dâm bụt
Hoa râm bụt miền Nam
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Rosids
Bộ (ordo)Malvales
Họ (familia)Malvaceae
Phân họ (subfamilia)Malvoideae
Chi (genus)Hibiscus
L.
Các loài
Xem văn bản.

Chi Dâm bụt (tên khác: Râm bụt hay Phù dung, danh pháp khoa học: Hibiscus) là một chi lớn chứa khoảng 200-220 loài thực vật có hoa trong họ Cẩm quỳ (Malvaceae), có nguồn gốc ở khu vực ôn đới ấm, cận nhiệt đới và nhiệt đới trên khắp thế giới. Chi này bao gồm các loại cây thân thảo một năm hay lâu năm cũng như các loại cây bụi thân gỗ và cây thân gỗ nhỏ. Lá mọc so le, loại lá đơn hình trứng hay hình mũi mác, thông thường với mép lá dạng răng cưa hay dạng thùy. Hoa lớn, dễ thấy, hình kèn, với 5 cánh hoa, có màu từ trắng tới hồng, đỏ, tía hay vàng và rộng từ 4–15 cm. Quả là loại quả nang năm thùy khô, chứa vài hạt trong mỗi thùy, được giải phóng khi quả nang tách ra khi chín.[1]

Hoa dâm bụt tại Việt Nam
Hoa dâm bụt với nhụy và nhị hoa

Nhiều loài trong chi này được trồng do có hoa sặc sỡ cũng như làm hàng rào trong một số vườn hay công viên. Hibiscus syriacus là loài quốc hoa của Hàn Quốc, trong khi Hibiscus rosa-sinensis là loài quốc hoa của Malaysia còn Hibiscus brackenridgei là loài hoa của bang Hawai‘i. Trong khu vực ôn đới, loài được trồng làm cảnh nhiều nhất có lẽ là Hibiscus syriacus. Tại khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới, Hibiscus rosa-sinensis với nhiều giống lai có hoa sặc sỡ, là loại cây cảnh phổ biến. Các loài trong chi Hibiscus bị ấu trùng của một số loài thuộc bộ Cánh vẩy (Lepidoptera) phá hoại như Hypercompe hambletoni, Discestra trifoliiAgrotis segetum.

Khoảng 200-220 loài đã được biết, bao gồm:

Trồng và sử dụng

[sửa | sửa mã nguồn]
Hibiscus cannabinus có thể cao đến 4m

Một loài Hibiscus, gọi là dâm bụt cần sa (Hibiscus cannabinus), được sử dụng rộng rãi trong sản xuất giấy. Một loài khác, lạc thần (Hibiscus sabdariffa) được dùng làm rau ăn và trà thuốc cũng như mứt (đặc biệt chỉ ở khu vực Caribe). Tại Mexico, nước uống jamaica rất phổ biến và được làm ra từ các đài hoa của cây lạc thần. Tại Ai Cập và Sudan, các cánh hoa của lạc thần được dùng làm một loại trà được ưa thích là karkade, nó có thể uống nóng hay được làm lạnh bằng nước đá.

Các chất chiết ra từ một số loài Hibiscus được cho là có lợi cho sức khỏe, bao gồm điều trị táo bón, chống nôn mửa và nhiễm trùng bàng quang cũng như điều trị huyết áp cao. Các nghiên cứu đưa ra các kết quả này vẫn đang gây tranh cãi. Một loài Hibiscus (không chỉ rõ tên khoa học) được dùng làm trà thuốc, thông thường cùng với quả của một số loài thuộc chi Rosa như tầm xuân (Rosa canina).

Vỏ cây của các loài Hibiscus chứa nhiều sợi rất dai. Chúng có thể thu được bằng cách ngâm vỏ đã lột khỏi thân cây trong nước biển một thời gian sao cho các chất hữu cơ dễ phân hủy bay hết. Tại Polynesia các sợi này (tiếng địa phương gọi là fau, pūrau) được dùng làm váy. Thành phố Phù Dung là tên gọi khác của Thành ĐôTrung Quốc. Một số loài và giống Hibiscus như 'Texas Star' có bề ngoài tương tự như cây cần sa khi nhìn thoáng qua. Điều này khiến cảnh sát hay kiểm tra nhầm.

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Lawton, Barbara Perry (2004). Hibiscus: Hardy and Tropical Plants for the Garden. Timber Press. tr. 36. ISBN 978-0-88192-654-5.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]