Bước tới nội dung

Chi Đầu rìu

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chi Đầu rìu
Đầu rìu (Upupa epops)
tại Mangaon, Maharashtra, Ấn Độ.
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Aves
Bộ (ordo)Bucerotiformes
Họ (familia)Upupidae
Leach, 1820
Chi (genus)Upupa
Linnaeus, 1758
Phân bố của các loài Upupa: Lục nhạt = Upupa africana (đầu rìu châu Phi). Lục sẫm, cam, lam = Upupa epops (đầu rìu, đầu rìu Á Âu). Nâu = Upupa marginata (đầu rìu Madagascar).
Phân bố của các loài Upupa: Lục nhạt = Upupa africana (đầu rìu châu Phi). Lục sẫm, cam, lam = Upupa epops (đầu rìu, đầu rìu Á Âu). Nâu = Upupa marginata (đầu rìu Madagascar).
Các loài
3 sinh tồn. Xem bài.

Chi Đầu rìu (danh pháp khoa học: Upupa) là một chi chim trong họ Upupidae.[1] Các loài chim trong chi này đáng chú ý ở chỏm lông đầu rất khác biệt, trông tựa như cái rìu, vì thế mà tên gọi trong tiếng Việt của loài Upupa epops có mặt trong khu vực này là đầu rìu.

Phân loại và hệ thống học

[sửa | sửa mã nguồn]
Bản ghi âm tiếng kêu của đầu rìu.

Upupaepops tương ứng là các từ trong tiếng Latinh và Hy Lạp cổ đại để chỉ đầu rìu. Cả hai từ này đều là từ tượng thanh gần giống như những tiếng kêu của loài chim này.[2][3]

Đầu rìu từng được phân loại trong bộ Sả (Coraciiformes).[4] Mối quan hệ họ hàng gần của đầu rìu với Phoeniculidae cũng được hỗ trợ bởi bản chất chia sẻ chung và là độc nhất chỉ có ở chúng trong xương bàn đạp trong tai giữa.[5] Trong phân loại Sibley-Ahlquist, đầu rìu được tách khỏi Coraciiformes như một bộ riêng gọi là Upupiformes và cho tới đầu thế kỷ 21 thì một số tác giả vẫn đặt đầu rìu trong bộ Upupiformes,[6] nhưng hiện nay thì đồng thuận là coi đầu rìu thuộc về bộ Bucerotiformes.[7]

Hồ sơ hóa thạch chim dạng đầu rìu là rất không hoàn hảo, với hóa thạch sớm nhất đã biết có từ kỷ Đệ Tứ.[8] Hồ sơ hóa thạch của các họ hàng gần của nó là cổ hơn, với hóa thạch của chim dạng Phoeniculidae có niên đại tới thế Miocen còn hóa thạch của các họ hàng đã tuyệt chủng như Messelirrisoridae thì có niên đại tới thế Eocen.[6]

Các loài

[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện tại người ta công nhận 3 loài còn sinh tồn và 1 loài tuyệt chủng, mặc dù trong nhiều năm chúng được gộp chung trong 1 loài duy nhất là Upupa epops.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Clements, J. F.; Schulenberg, T. S.; Iliff, M. J.; Wood, C. L.; Roberson, D.; Sullivan, B.L. (2012). “The eBird/Clements checklist of birds of the world: Version 6.7”. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2012.
  2. ^ Jobling, James A.; Helm, Christopher (2010). The Helm Dictionary of Scientific Bird Names. London: A&C Black. tr. 147, 396. ISBN 978-1-4081-2501-4.
  3. ^ “Hoopoe”. Oxford English Dictionary (ấn bản thứ 3). Oxford University Press. tháng 9 năm 2005. (yêu cầu Đăng ký hoặc có quyền thành viên của thư viện công cộng Anh.)
  4. ^ Hackett, Shannon J.; và đồng nghiệp (2008). “A Phylogenomic Study of Birds Reveals Their Evolutionary History”. Science. 320 (1763): 1763–1768. doi:10.1126/science.1157704. PMID 18583609.
  5. ^ Feduccia, Alan (1975). “The Bony Stapes in the Upupidae and Phoeniculidae: Evidence for Common Ancestry” (PDF). The Wilson Bulletin. 87 (3): 416–417.
  6. ^ a b Mayr, Gerald (2000). “Tiny Hoopoe-Like Birds from the Middle Eocene of Messel (Germany)”. Auk. 117 (4): 964–970. doi:10.1642/0004-8038(2000)117[0964:THLBFT]2.0.CO;2.
  7. ^ Gill, Frank; Donsker, David. “Todies, motmots, bee-eaters, hoopoes, wood hoopoes & hornbills”. IOC World Bird List v7.1. doi:10.14344/IOC.ML.7.1. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2017.
  8. ^ a b Olson, Storrs (1975). Paleornithology of St Helena Island, south Atlantic Ocean (PDF). Smithsonian Contributions to Paleobiology. 23. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 3 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2019.
  9. ^ Có tại Việt Nam.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]