Cà kheo
Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. |
Cà kheo là một trò chơi dân gian nhưng có thể gặp ở nhiều nơi, nhiều dân tộc trên thế giới.
Mô tả
[sửa | sửa mã nguồn]Người ta dùng 2 cây tre, trên đó cột hai cái khấc cũng bằng tre làm bàn đạp để đứng lên đó đi thay chân. Để đi được trên cà kheo, đòi hỏi người sử dụng phải có một sự khéo léo nhất định. Ngày nay cà kheo thường được sử dụng như một môn thi trong những ngày lễ hội.
Nguồn gốc
[sửa | sửa mã nguồn]Các ví dụ và quan điểm trong bài viết này có thể không thể hiện tầm nhìn toàn cầu về chủ đề này. |
Cà kheo là một dụng cụ mưu sinh gắn liền với các ngư dân miền biển. Cách đây gần nửa thế kỷ, khu vực vùng biển An Nam là những vùng lầy đơn sơ. Người dân ở đây đã nghĩ ra cách để lội xuống biển bắt cá, bắt tôm, đánh moi do thời kỳ đó chưa có các ghe, thuyền. Ngoài ra cà kheo còn giúp họ "cất te", "đi xẻo" và "quăng chài".
Với cà kheo của người K'Ho, Lạch (ở Lâm Đồng) và cà kheo của đồng bào dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk, để tránh bị dính đất cát vào người làm bẩn nhà vào những ngày mưa lũ. Họ sử dụng cà kheo để bước lên nhà thay vì phải sử dụng cầu thang do nhà ở truyền thống của các dân tộc này là nhà sàn.
Các môn thi
[sửa | sửa mã nguồn]Cà kheo tuy là một dụng cụ đơn giản nhưng đòi hỏi tính nghệ thuật khéo léo và giỏi giữ thăng bằng. Do đó từ xưa đã có nhiều lễ hội thi biểu diễn cà kheo như: làm xiếc, múa rồng, nhào lộn xà đơn, xà kép, đấu võ, đấu kiếm.
Đến nay đã có nhiều lễ hội lớn của dân tộc có mặt biểu diễn cà kheo như như kỷ niệm 300 năm Sài Gòn – Gia Định, Lễ hội dân gian Sài Gòn, Festival Huế, SEA Games 22, Liên hoan du lịch Quốc tế Hà Nội, Liên hoan du lịch Hội An, v.v.
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]Hình ảnh
[sửa | sửa mã nguồn]Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Cà kheo. |