Bước tới nội dung

Bộ Guốc lẻ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bộ Guốc lẻ
Thời điểm hóa thạch: 56–0 triệu năm trước đây Thế Paleocen–Thế Holocen
Ngựa vằn đồng bằng (Equus quagga), Tê giác Ấn Độ (Rhinoceros unicornis) và Lợn vòi Nam Mỹ (Tapirus terrestris)
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Mammalia
Bộ (ordo)Perissodactyla
Owen, 1848
Nhánh (clade)Ungulata
Các họ
Tê giác trắng là động vật móng guốc lẻ lớn nhất.

Bộ Guốc lẻ, bộ Móng Lẻ hay bộ Móng guốc lẻ (Perissodactyla) (từ tiếng Hy Lạp cổ đại, "περισσός perissós, "lẻ"; và δάκτυλος dáktylos, "ngón, móng"), hoặc động vật móng guốc lẻ (tiếng Anh: Odd-Toed Ungulate) bao gồm các động vật móng guốc đi đứng trên một (số lẻ) trong năm ngón guốc: ngón thứ ba của chúng. Các ngón guốc còn lại không chịu trọng lượng cơ thể thường vẫn còn, mất đi, còn dấu tích hoặc nằm ở sau chân. Ngược lại, động vật móng guốc chẵn chịu hầu hết trọng lượng cơ thể của chúng trên hai (số chẵn) trong năm ngón guốc: ngón thứ ba và tư. Một sự khác biệt khác giữa hai bộ là động vật móng guốc lẻ tiêu hóa thực vật chúng ăn trong ruột của chúng, chứ không phải trong một hoặc nhiều buồng dạ dày như động vật móng guốc chẵn.

Bộ này bao gồm khoảng 17 loài được chia thành ba Họ: Equidae (ngựa, lừangựa vằn), Rhinocerotidae (tê giác) và Tapiridae (lợn vòi).

Mặc dù có ngoại hình rất khác nhau, chúng vẫn được công nhận là những Họ gần gũi với nhau vào thế kỷ 19 bởi nhà động vật học Richard Owen, người đặt tên cho Bộ này.

Tiến hóa

[sửa | sửa mã nguồn]

Động vật móng guốc ngón lẻ đã phát sinh tại khu vực mà ngày nay là Bắc Mỹ vào cuối thế Paleocen, chưa tới 10 triệu năm sau sự kiện tuyệt chủng kỷ Phấn Trắng-phân đại đệ Tam, mà trong sự kiện đó các loài khủng long đã bị tuyệt chủng. Vào đầu thế Eocen (55 triệu năm trước) chúng đã đa dạng hóa và tản ra để chiếm lĩnh vài lục địa. Các loài ngựalợn vòi cùng tiến hóa tại Bắc Mỹ; trong khi các loài tê giác dường như đã phát triển tại châu Á từ các động vật tương tự như heo vòi và sau đó tái chiếm châu Mỹ trong thời kỳ giữa thế Eocen (khoảng 45 triệu năm trước). Có khoảng 12 họ trong bộ này, nhưng còn tồn tại đến ngày nay chỉ còn ba họ. Các họ này là rất đa dạng về hình dáng và kích thước; chúng bao gồm các động vật khổng lồ trong họ Brontotheriidae và các động vật kỳ quái trong họ Chalicotheriidae. Loài động vật móng guốc ngón lẻ to lớn nhất là tê giác không sừng châu Á (chi Paraceratherium họ Hyracodontidae, đã tuyệt chủng), nặng tới 12 tấn, vào khoảng hai lần nặng hơn voi.

Các động vật móng guốc ngón lẻ đã từng là nhóm thống trị trong số các động vật lớn sống trên đất liền và gặm cành, chồi cây cho tới tận thế Oligocen. Tuy nhiên, sự phát triển mạnh của các loài cỏ trong thế Miocen (khoảng 20 triệu năm trước) sđã tạo ra sự thay đổi lớn: các loài động vật móng guốc ngón chẵn với các dạ dày phức tạp hơn đã có khả năng thích nghi tốt hơn với các thức ăn thô và ít dinh dưỡng hơn và chúng nhanh chóng trở thành nhóm thống lĩnh. Tuy nhiên, nhiều loài động vật ngón lẻ cũng đã sống sót và còn thịnh vượng cho đến tận cuối thế Pleistocen (khoảng 10.000 năm trước) khi chúng phải đối mặt với áp lực từ sự săn bắt của con người và sự thay đổi môi trường sống.

Phân loại

[sửa | sửa mã nguồn]

Các thành viên trong bộ này được chia thành hai phân bộ:

  • Hippomorpha là các động vật móng guốc ngón lẻ có khả năng chạy nhanh với các chân dài và chỉ có một ngón chân; phân bộ này có một họ duy nhất là họ Ngựa (Equidae) (chỉ có một chi là Equus), bao gồm các loài ngựa, ngựa vằn, lừa, lừa rừng Trung Á và các loài đồng minh khác.
  • Ceratomorpha là các động vật móng guốc ngón lẻ có vài ngón chân hoạt động, chúng nặng nề và di chuyển chậm hơn các loài trong nhóm Hippomorpha. Phân bộ này bao gồm hai họ là: Tapiridae (lợn vòi) và Rhinocerotidae (tê giác)

Ba họ với các chi còn tồn tại đến ngày nay của động vật móng guốc ngón lẻ được phân loại như sau.

Phát sinh chủng loài

[sửa | sửa mã nguồn]

Phát sinh chủng loài trong phạm vi Euungulata:

Phát sinh chủng loài nội bộ Euungulata theo Welker et al. 2015[1]
 Euungulata 

 Artiodactyla (Bộ Guốc chẵn và Bộ Cá voi)

 Panperissodactyla 

 Perissodactyla (Bộ Guốc lẻ)

 Meridiungulata (móng guốc Nam Mỹ,
đặc biệt là Notoungulata và Litopterna)

Phát sinh chủng loài trong phạm vi Perissodactyla:

Phát sinh chủng loài trong phạm vi Perissodactyla theo Holbrook et al. (2011)[2]
 Perissodactyla 
 Tapiromorpha 

 Isectolophidae (†)

 Ancylopoda 

 Lophiodontidae (†)

 Chalicotheriidae (†)

 Ceratomorpha 
 Tapiroidea 

 Helaletidae (†)

 Tapiridae

 Rhinocerotoidea 

 Amynodontidae (†)

 Hyracodontidae (†)

 Rhinocerotidae

 Hippomorpha 
 Equoidea 

 Palaeotheriidae (†)

 Equidae

 Brontotherioidea 

 Lambdotheriidae (†)

 Brontotheriidae (†)

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Frido Welker; Matthew J. Collins; Jessica A. Thomas; Marc Wadsley; Selina Brace; Enrico Cappellini; Samuel T. Turvey; Marcelo Reguero; Javier N. Gelfo; Alejandro Kramarz; Joachim Burger; Thomas Jane Oates; David A. Ashford; Peter D. Ashton; Keri Rowsell; Duncan M. Porter; Benedikt Kessler; Roman Fischer; Carsten Baessmann; Stephanie Kaspar; Jesper V. Olsen; Patrick Kiley; James A. Elliott; Christian D. Kelstrup; Victoria Mullin; Michael Hofreiter; Eske Willerslev; Jean-Jacques Hublin; Ludovic Orlando; Ian Barnes; Ross DE MacPhee. “Ancient protein resolve the evolutionary history of Darwin's South American ungulates”. Nature. 522: 81–84. doi:10.1038/nature14249. PMID 25799987.
  2. ^ Luke T. Holbrook; Joshua Lapergola (2011). “A new genus of perissodactyl (Mammalia) from the Bridgerian of Wyoming, with comments on basal perissodactyl phylogeny”. Journal of Vertebrate Paleontology. 31: 895–901. doi:10.1080/02724634.2011.579669.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]