Bộ Cá suốt
Bộ Cá suốt | |
---|---|
Cá cầu vồng Boeseman (Melanotaenia boesemani), chủng màu đỏ | |
Phân loại khoa học | |
Giới (regnum) | Animalia |
Ngành (phylum) | Chordata |
Lớp (class) | Actinopterygii |
Nhánh | Atherinomorpha |
Bộ (ordo) | Atheriniformes Rosen, 1964[1] |
Các họ | |
6-8, xem văn bản. |
Bộ Cá suốt (danh pháp khoa học: Atheriniformes), là một bộ cá vây tia bao gồm cá suốt và một vài họ ít phổ biến hơn, bao gồm cả họ Phallostethidae bất thường. Chúng phân bố rộng khắp thế giới trong các môi trường biển và nước ngọt ôn đới và nhiệt đới[2].
Miêu tả
[sửa | sửa mã nguồn]Atheriniformes là bộ cá có thân hình nói chung thuôn dài và màu trắng bạc, mặc dù có một số ngoại lệ. Chúng thường là cá nhỏ, với loài lớn nhất là jacksmelt có chiều dài đầu-thân bằng 44 cm (17 inch) và các loài nhỏ nhất, như Bangkok minnow chỉ dài 2 cm (0,79 inch) ở cá trưởng thành[2].
Các thành viên của bộ này thường có 2 vây lưng (với vây lưng thứ nhất có các gai vây mềm) và 1 vây hậu môn (với 1 gai vây ở phía trước). Đường chỉ bên thông thường yếu hoặc không có[3]. Ấu trùng của các loài trong bộ Atheriniformes chia sẻ một vài đặc trưng như ruột thường ngắn, một dãy tế bào sắc tố màu đen dọc theo lưng và các tia vây không rõ rệt trong một khoảng thời gian kể từ sau khi nở[3]. Các loài cá trong bộ này đẻ trứng nhiều nơi, với phần lớn các loài đẻ vào thân các thực vật thủy sinh[2].
Phân loại
[sửa | sửa mã nguồn]Phân loại bộ Atheriniformes vẫn chưa chắc chắn, với chứng cứ tốt nhất cho tính đơn ngành trong các đặc trưng ấu trùng được đề cập dưới đây[3]. Các họ hàng gần nhất của chúng được coi là bộ Cyprinodontiformes.[2]
Theo Nelson (2006) thì họ Melanotaeniidae bao gồm các phân họ Bedotiinae, Melanotaeniinae, Pseudomugilinae, Telmatherininae để thể hiện tính đơn ngành của chúng[3]. Tuy nhiên, trong nghiên cứu năm 2004, một biểu đồ phân loại khác đã phân loại các họ Bedotiidae, Melanotaeniidae, Pseudomugilidae (bao gồm cả các chi của phân họ Telmatherininae theo Nelson 2006) trong phân bộ Melanotaenioidei[4]. Vì thế, số lượng họ trong bộ Atheriniformes là không thống nhất giữa các tác giả.
Phân loại dưới đây lấy theo D. Campanella, L. C. Hughes, P. J. Unmack, D. D. Bloom, K. R. Piller & G. Orti (2015):[5]
Bộ Atheriniformes
- Phân bộ Atherinoidei
- Họ Atherinidae (cá suốt)
- Họ Atherionidae
- Họ Bedotiidae
- Họ Deltatherinidae
- Họ Isonidae
- Họ Melanotaeniidae (cá cầu vồng)
- Họ Phallostethidae
- Họ Pseudomugilidae
- Họ Telmatherinidae
- Phân bộ Atherinopsoidei
- Họ Atherinopsidae (cá suốt Tân thế giới), gộp cả Notocheiridae. Như thế họ này bao gồm 3 phân họ là Atherinopsinae, Notocheirinae và Menidiinae.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Bộ Cá suốt tại trang Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học quốc gia Hoa Kỳ (NCBI).
- Bộ Cá suốt 165429 tại Hệ thống Thông tin Phân loại Tích hợp (ITIS).
- Bộ Cá suốt tại Encyclopedia of Life
- "Atheriniformes". FishBase. Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Phiên bản {{{month}}} năm 2021. N.p.: FishBase, 2021.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- Dữ liệu liên quan tới Atheriniformes tại Wikispecies
- Tư liệu liên quan tới Atheriniformes tại Wikimedia Commons
- ^ Rosen D. E., 1964. The relationships and taxonomic position of the halfbeaks, killifishes, silversides, and their relatives. Bulletin of the AMNH 127: Bài 5, tr. 217-268, fig. 1-23, pl. 14, 15.
- ^ a b c d Allen Gerald R. (1998). Paxton J.R. & Eschmeyer W.N. (biên tập). Encyclopedia of Fishes. San Diego: Academic Press. tr. 153–156. ISBN 0-12-547665-5.
- ^ a b c d Nelson, Joseph S. (2006). Fishes of the World. John Wiley & Sons Inc. ISBN 0-471-25031-7.
- ^ John S. Sparks & Smith W. Leo (2004). “Phylogeny and biogeography of the Malagasy and Australasian rainbowfishes (Teleostei: Melanotaenioidei): Gondwanan vicariance and evolution in freshwater” (PDF). Molecular Phylogenetics and Evolution. 33: 719–734. doi:10.1016/j.ympev.2004.07.002.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
- ^ Campanella D., Hughes L. C., Unmack P. J., Bloom D. D., Piller K. R., Orti G., 2015. Multi-locus fossil-calibrated phylogeny of Atheriniformes (Teleostei, Ovalentaria). Mol Phylogenet Evol. 86:8–23. doi:10.1016/j.ympev.2015.03.001