Bước tới nội dung

Bưởi chùm

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bưởi chùm
Phân loại khoa học edit
Giới: Plantae
nhánh: Tracheophyta
nhánh: Angiospermae
nhánh: Eudicots
nhánh: Rosids
Bộ: Sapindales
Họ: Rutaceae
Chi: Citrus
Loài:
C. × paradisi
Danh pháp hai phần
Citrus × paradisi
Macfad.

Bưởi chùm hay còn gọi là bưởi đắng, bưởi bồ đào, bưởi nho (dịch theo từ tiếng Anh: grapefruit, trong đó "bồ đào" là từ Hán-Việt có nghĩa là "nho") (danh pháp hai phần: Citrus × paradisi) là một loài cây cận nhiệt đới thuộc chi Cam chanh (Citrus) được trồng để lấy quả.

Thành phần dinh dưỡng

[sửa | sửa mã nguồn]

Vỏ bưởi màu vàng, ruột sắc hồng hay đỏ vì nhiều lycopen vốn có công dụng chống oxy hóa giúp sức khỏe.[1][2] Ngay cả hột bưởi cũng có ít nhiều hóa chất chất chống oxy hóa.[3]

Bưởi chùm còn cung cấp nguồn vitamin C,[1][4] pectin[5] dồi dào.

Khoa học cho thấy bưởi chùm có thể giúp giảm lượng cholesterol trong máu.[1][6]

Tinh chất hạt bưởi chùm (GSE) có thể có năng tính mạnh chống khuẩnnấm tuy nhiên tác dụng này chưa được xác định vì chất paraben mà nhà nông xịt lên bưởi để cất giữ trái được lâu hơn cũng có tác năng chống nấm.[7][8][9][10][11]

Bưởi chùm còn dùng trong phương thức giảm cân dựa trên giả thuyết ăn bưởi có thể giúp cơ thể tiêu được chất béo vì bưởi có chỉ số glyceme thấp.[12]

Nghiên cứu năm 2007 phát hiện sự tương tác giữa việc ăn bưởi thường xuyên (tương đương với 1/4 trái hằng ngày) có liên quan đến bệnh ung thư vú. Tỷ lệ ung thư tăng khoảng 30% với giới phụ nữ sau tuổi mãn kinh vì bưởi giảm hiệu quả của enzym CYP3A4 khiến lượng estrogen trong huyết tương tăng lên.[13] Tuy nhiên, sau đó một công bố khác chỉ ra rằng không có mối liên hệ nào giữa việc sử dụng bưởi chùm hay nước ép bưởi chùm có liên quan đến ung thư.[14]

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c The World's Healthiest Foods; Grapefruit. The George Mateljan Foundation. Bài viết Lưu trữ 2007-01-13 tại Wayback Machine
  2. ^ Lee HS. Objective measurement of red grapefruit juice color. J Agric Food Chem. 5/2000;48(5):1507-11. Tóm tắt
  3. ^ Armando C., Maythe S., Beatriz N. P. Antioxidant activity of grapefruit seed extract on vegetable oils. Journal of the Science of Food and Agriculture 12/1997;77(4):463-467. Tóm tắt Lưu trữ 2012-12-16 tại Archive.today
  4. ^ Fellers PJ, Nikdel S, Lee HS. Nutrient content and nutrition labeling of several processed Florida citrus juice products. J Am Diet Assoc. 8/1990;90(8):1079-84. Tóm tắt
  5. ^ Cerda JJ, Robbins FL, Burgin CW, Baumgartner TG, Rice RW. The effects of grapefruit pectin on patients at risk for coronary heart disease without altering diet or lifestyle. Clin Cardiol. 9/1988;11(9):589-94. Tóm tắt
  6. ^ Platt R. Current concepts in optimum nutrition for cardiovascular disease. Prev Cardiol. 2000 Spring;3(2):83-87. Tóm tắt
  7. ^ Sakamoto S, Sato K, Maitani T, Yamada T. Analysis of components in natural food additive "grapefruit seed extract" by HPLC and LC/MS. Bull. Natl. Inst. Health Sci. 1996, 114:38–42. Tóm tắt
  8. ^ von Woedtke T, Schluter B, Pflegel P, Lindequist U, Julich WD. Aspects of the antimicrobial efficacy of grapefruit seed extract and its relation to preservative substances contained. Pharmazie 1999 54:452–456. Tóm tắt
  9. ^ Takeoka G, Dao L, Wong RY, Lundin R, Mahoney N. Identification of benzethonium chloride in commercial grapefruit seed extracts. J Agric Food Chem. 2001 49(7):3316–20. Tóm tắt
  10. ^ Takeoka GR, Dao LT, Wong RY, Harden LA. Identification of benzalkonium chloride in commercial grapefruit seed extracts. J Agric Food Chem. 2005 53(19):7630–6. Tóm tắt
  11. ^ Ganzera M, Aberham A, Stuppner H. Development and validation of an HPLC/UV/MS method for simultaneous determination of 18 preservatives in grapefruit seed extract. Viện Dược, Đại học Innsbruck, Innrain 52, 6020 Innsbruck, Austria. J Agric Food Chem. 31-5-2006;54(11):3768-72. Tóm tắt
  12. ^ WMUR Ch. 9: New Hampshire news, weather, sports and entertainment. Researchers Put Grapefruit Diet To Test: Grapefruit Compound Lowers Cholesterol, Helps Regulate Insulin. 11-6-2003. Bài viết
  13. ^ KR Monroe & Murphy SP, Kolonel LN & Pike MC (2007). “Prospective study of grapefruit intake and risk of breast cancer in postmenopausal women: the Multiethnic Cohort Study”. British Journal of Cancer. PMID 17622247.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết) (Công bố điện tử trước khi in; Bài viết)
  14. ^ Kim, E H; Hankinson, S E; Eliassen, A H; Willett, W C (tháng 1 năm 2008). “A prospective study of grapefruit and grapefruit juice intake and breast cancer risk”. British Journal of Cancer (bằng tiếng Anh). 98 (1): 240–241. doi:10.1038/sj.bjc.6604105. ISSN 0007-0920. PMC 2359690. PMID 18026192.