Bước tới nội dung

Đền thờ Mặt Trời Konark

19°53′15″B 86°5′41″Đ / 19,8875°B 86,09472°Đ / 19.88750; 86.09472
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đền thờ Mặt trời Konark
Arka Kshetrae
Cấu trúc chính của đền thờ
Tôn giáo
Giáo pháiHindu giáo
QuậnPuri
Thờ phụngSurya
Lễ hộiChandrabhaga Melaelan
Chính phủASI
Vị trí
Vị tríKonark
BangOdisha
Quốc giaẤn Độ
Đền thờ Mặt Trời Konark trên bản đồ Orissa
Đền thờ Mặt Trời Konark
Vị trí trên bản đồ Orissa
Đền thờ Mặt Trời Konark trên bản đồ Ấn Độ
Đền thờ Mặt Trời Konark
Đền thờ Mặt Trời Konark (Ấn Độ)
Tọa độ địa lý19°53′15″B 86°5′41″Đ / 19,8875°B 86,09472°Đ / 19.88750; 86.09472
Kiến trúc
Phong cáchKalinga
Người sáng tạoNarasimhadeva I
Hoàn thànhc. 1250
Bề mặt khu vực10,62 ha (26,2 mẫu Anh)
Trang chính
konark.nic.in
Vị tríKonark, Odisha, Ấn Độ
Tiêu chuẩnVăn hóa: (i)(iii)(vi)
Tham khảo246
Công nhận1984 (Kỳ họp 8)

Đền thờ Mặt Trời Konark (tiếng Oriya: କୋଣାର୍କ ସୂର୍ଯ୍ୟ ମନ୍ଦିର [koɳarkə]; còn được gọi là Konârak) là một đền thờ thần Mặt Trời được xây dựng vào thế kỷ 13 [1]Konark, Orissa, phía Đông Ấn Độ. Nó được xây dựng bởi vua Narasimhadeva I của triều đại Đông Ganga khoảng năm 1250.[2] Đền thờ được xây dựng theo hình dạng của một chiếc xe khổng lồ với bánh xe, cột trụ và các bức tường làm từ đá được chạm khắc rất tinh xảo. Một phần quan trọng của cấu trúc hiện nay chỉ còn là một đống đổ nát. Năm 1984, đền thờ đã được UNESCO công nhận là một Di sản thế giới[3], nằm trong Danh sách bảy kỳ quan tại Ấn Độ của NDTV và của Times.

Tên nguyên

[sửa | sửa mã nguồn]

Tên Konark xuất phát từ sự kết hợp của ngôn ngữ tiếng Phạn, Kona (góc) và Arka (mặt trời), trong tham chiếu đến các ngôi đền được dành riêng cho thần Mặt Trời Surya.[3]

Ngôi đền cũng được gọi là chùa Đen bởi các thủy thủ tới từ châu Âu. Ngược lại, Đền Jagannath ở Puri được gọi là chùa Trắng.[1][4]

Kiến trúc

[sửa | sửa mã nguồn]
Đền thờ ban đầu so với các cấu trúc còn sót lại (màu vàng)
Bản vẽ của ngôi đền.

Ngôi đền được xây dựng tại cửa sông Chandrabhaga nhưng ngày nay mực nước đã bị rút đi. Đền thờ đã được xây dựng theo hình thức một chiếc xe ngựa khổng lồ của thần Mặt Trời Surya. Nó có mười hai cặp bánh đá chạm khắc công phu, một số trong số đó có đường kính lên tới 3 mét [3] và được kéo bởi bảy cặp ngựa.[5] Ngôi dền được xây theo phong cách truyền thống của kiến trúc Kalinga và được định hướng một cách cẩn thận về phía đông để các tia nắng mặt trời đầu tiên vào lúc bình minh chiếu rọi vào lối vào chính.[3] Ngôi đền sử dụng nguyên liệu là đá Khondalite để xây dựng.[6][7]

Ngôi đền ban đầu có cấu trúc chính để bái đường cao 70 mét (229 ft) nhưng hiện nay cấu trúc này đã không còn nguyên vẹn, chỉ còn lại những cột trụ chính của cấu trúc. Tiếp đó là một khán phòng (Jagamohana) cao 30 mét hiện nay vẫn còn tồn tại, và là cấu trúc chính trong tàn tích còn xót lại. Ngôi đền thờ còn nổi tiếng với tác phẩm điêu khắc Maithuna.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “Official website”. Tourism Department, Government of Orissa. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2013.
  2. ^ Indian History. Tata McGraw-Hill Education. tr. 2. ISBN 978-0-07-132923-1. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2013.
  3. ^ a b c d “Sun Temple, Konârak”. UNESCO. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2013.
  4. ^ Lewis Sydney Steward O'Malley (ngày 1 tháng 1 năm 2007). Bengal District Gazetteer: Puri. Concept Publishing Company. tr. 283. ISBN 978-81-7268-138-8. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2013.
  5. ^ “Official website: The Sun Temple”. Tourism Department, Government of Orissa. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2013.
  6. ^ N. Chenna Kesavulu (ngày 1 tháng 2 năm 2009). Textbook of Engineering Geology. Macmillan Publishers India Limited. tr. 188. ISBN 978-0-230-63870-9. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2013.
  7. ^ P. C. Varghese (tháng 11 năm 2012). Engineering Geology for Civil Engineers. PHI Learning Pvt. Ltd. tr. 126. ISBN 978-81-203-4495-2. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2013.