Bước tới nội dung

Đảo chính Mali 2020

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đảo chính Mali 2020
Một phần của Xung đột Bắc MaliBiểu tình Mali 2020
Thời gian18 tháng 8 năm 2020 (2020-08-18)
Địa điểm
Tình trạng đang diễn ra
Tổng thống Ibrahim Boubacar Keïta, Thủ tướng Boubou Cissé, cùng với toàn bộ nội các tiến hành từ chức và giải thể
Mahmoud Dicko rời bỏ chính trường[1]
Tham chiến

Mali Chính phủ Mali

Hỗ trợ ngoại giao:

Mali Ủy ban cứu quốc của nhân dân[2]

  • Một bộ phận quân nhân Lực lượng vũ trang Mali
Chỉ huy và lãnh đạo
Mali Ibrahim Boubacar Keïta
(Tổng thống; từ chức)
Mali Boubou Cissé
(Thủ tướng; bị quân nổi dậy giam giữ)
Mali Chỉ huy Ismael Wagué[2]
Lực lượng
Không rõ Không rõ

Vào ngày 18 tháng 8 năm 2020, các phần tử của Lực lượng Vũ trang Mali bắt đầu một cuộc binh biến chống và phá cánh tả.[3][4] Những người lính dùng xe bán tải quân sự xông vào căn cứ quân sự Soundiata ở Kati, nơi đã xảy ra đụng độ bằng súng trước khi vũ khí được phân phối ra ngoài từ kho vũ khí và các sĩ quan cấp cao bị bắt giữ.[5][6] Xe tăng và xe bọc thép xuất hiện trên đường phố của Kati,[7] các đoàn xe tải quân sự hướng đến thủ đô Bamako.[8] Một nhóm lính đã bắt giữ một số quan chức chính phủ, bao gồm cả Tổng thống Ibrahim Boubacar Keïta, ép ông từ chức và giải tán chính phủ.[9] Đây là cuộc đảo chính thứ hai của nước này trong vòng chưa đầy 10 năm, sau cuộc đảo chính năm 2012.

Bối cảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Các cuộc biểu tình ở Mali đã diễn ra từ ngày 5 tháng 6, với những người biểu tình kêu gọi Tổng thống Ibrahim Boubacar Keïta phải từ chức.[10][11][12][13][14] Những người biểu tình không hài lòng với việc giải quyết cuộc nội chiến đang diễn ra, cáo buộc chính phủ tham nhũng và nền kinh tế khó khăn.[15]

Sự kiện

[sửa | sửa mã nguồn]

Sáng ngày 18 tháng 8 năm 2020, binh lính bắt đầu bắn đạn chỉ thiên tại một căn cứ quân sự ở Kati, một thị trấn cách thủ đô Bamako của Mali 15 kilômét (9,3 dặm).[3] Sau khi tiến vào thủ đô, quân nổi loạn đã bắt giữ Bộ trưởng Bộ Tài chính Abdoulaye Daffe, Tham mưu trưởng Lực lượng Vệ binh Quốc gia,[5]Moussa Timbiné, phát ngôn viên của Quốc hội.[8] Thủ tướng Boubou Cissé đã kêu gọi đối thoại với những người nổi loạn, thừa nhận rằng họ có "những thất vọng chính đáng".[16] Một thủ lĩnh của cuộc binh biến sau đó tuyên bố rằng Keïta và Cissé đã bị bắt tại tư dinh ở Bamako;[17][18] Chủ tịch Ủy ban Liên minh châu Phi Moussa Faki xác nhận rằng Keïta, Cissé, và các quan chức khác đã bị bắt và kêu gọi trả tự do cho họ.[19] Một phát ngôn viên của liên minh đối lập M5-RFP hoan nghênh việc giam giữ họ, mô tả đây là một "cuộc nổi dậy của quần chúng".[16]

Các quan chức được đưa đến trại quân sự ở Kati, nơi cuộc nổi dậy bắt đầu.[19] Khi tin tức về cuộc binh biến lan rộng, hàng trăm người biểu tình đã tập trung tại Đài tưởng niệm Độc lập của Bamako để yêu cầu Keïta từ chức.[20] Những người biểu tình cũng khiến một tòa nhà thuộc Bộ Tư pháp bốc cháy dữ dội.[20]

Hiện chưa rõ có bao nhiêu binh sĩ đã tham gia cuộc binh biến, ai là người bắt đầu cuộc binh biến hay ai sẽ là người chịu trách nhiệm chính.[21]

Hậu quả

[sửa | sửa mã nguồn]

Tổng thống Keïta từ chức vào khoảng nửa đêm,[17] đồng thời giải tán chính phủ và quốc hội. "Tôi không muốn đổ máu chỉ để giữ quyền lực cho mình," ông nói thêm.[21]

Các lãnh đạo quân sự đã ra lệnh đóng cửa tất cả các cửa khẩu biên giới và áp đặt lệnh giới nghiêm vào ban đêm. "Kể từ hôm nay, ngày 19 tháng 8 năm 2020, tất cả các biên giới trên không và trên bộ đều đóng cửa cho đến khi có thông báo mới. Lệnh giới nghiêm được áp dụng từ 21:00 đến 05:00 cho đến khi có thông báo mới" - Đại tá Ismaël Wagué, Phó Tham mưu trưởng của Lực lượng Không quân Mali cho biết trong một bài phát biểu trên truyền hình. Ông cũng mời các nhóm đối lập đàm phán cho các cuộc bầu cử mới.[21]

Mahmoud Dicko thông báo rằng ông sẽ rời khỏi chính trường do cuộc họp giữa ông và những người lính tham gia cuộc binh biến.[1]

Phản ứng quốc tế

[sửa | sửa mã nguồn]

Đại diện nhiều quốc gia[a] lên án cuộc đảo chính, kể cả các đại diện của Liên minh châu Phi,[32] Liên minh châu Âu cũng lên án vụ đảo chính,[33]Vương quốc Anh.[34] Ân xá Quốc tế kêu gọi thả những người bị bắt giữ.[35] Trong khi đó, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã nhất trí thông qua một nghị quyết lên án cuộc đảo chính và kêu gọi các binh sĩ trở về doanh trại của họ và thả tất cả những người bị giam giữ ngay lập tức.[36]

  1. ^ bao gồm Algérie,[22] Canada,[23] Trung Quốc,[24] Pháp,[20] Maroc,[25] Nigeria,[26] Nga,[27], Tây Ban Nha,[28] Thụy Sĩ,[29] Thổ Nhĩ Kỳ,[30] Vương quốc Anh,[31]Hoa Kỳ.[16]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b https://www.reuters.com/article/us-mali-security-dicko/after-meeting-mali-mutineers-protest-leader-dicko-to-step-back-from-politics-idUSKCN25F2LA
  2. ^ a b “Mali Coup Soldiers Take to Airwaves, Promise Elections”. The New York Times. Associated Press. ngày 19 tháng 8 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2020.
  3. ^ a b “Gunfire heard at Mali army base, warnings of possible mutiny”. www.aljazeera.com. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2020.
  4. ^ “Mali coup: Military promises elections after ousting president”. BBC News. ngày 19 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2020.
  5. ^ a b Welle (www.dw.com), Deutsche. “Possible coup underway in Mali | DW | ngày 18 tháng 8 năm 2020”. DW.COM (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2020.
  6. ^ “Mali: Gunfire heard at Kati military camp near Bamako”. The Africa Report.com (bằng tiếng Anh). ngày 18 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2020.
  7. ^ “Mali soldiers detain senior officers in apparent mutiny”. AP NEWS. ngày 18 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2020.
  8. ^ a b Tih, Felix (ngày 18 tháng 8 năm 2020). “Gunshots heard at military camp near Mali capital”. Anadolu Agency. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2020.
  9. ^ “Mali president resigns after detention by military, deepening crisis”. Reuters (bằng tiếng Anh). ngày 19 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2020.
  10. ^ Maclean, Ruth (ngày 16 tháng 7 năm 2020). “Anger at Mali's President Rises After Security Forces Kill Protesters”. The New York Times. ISSN 0362-4331. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2020.
  11. ^ “Mali PM apologises for security force 'excesses' during protests”. Reuters. ngày 17 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2020.
  12. ^ “Mali opposition leaders freed after days of anti-gov't protests”. www.aljazeera.com. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2020.
  13. ^ “Calls for calm as Mali gov't criticised for response to protests”. www.aljazeera.com. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2020.
  14. ^ “Mali president dissolves top court amid unrest”. BBC News. ngày 12 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2020.
  15. ^ “Factbox: Why Mali is in turmoil again”. Reuters (bằng tiếng Anh). ngày 18 tháng 8 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2020.
  16. ^ a b c “Mutinying soldiers say they have detained Mali's President Keita, Prime Minister Cisse”. France24. ngày 18 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2020.
  17. ^ a b “Soldiers take up arms as Mali crisis deepens”. Al Jazeera. ngày 18 tháng 8 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2020.
  18. ^ Kelly, Jeremy (ngày 18 tháng 8 năm 2020). “Mali PM and president under arrest, claim army mutineers”. The Times. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2020.
  19. ^ a b Maclean, Ruth (ngày 18 tháng 8 năm 2020). “Mali's President and Prime Minister Arrested in Military Coup”. The New York Times. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2020.
  20. ^ a b c “Mali president 'seized by mutinying soldiers'. BBC News (bằng tiếng Anh). ngày 18 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2020.
  21. ^ a b c “Mali's president resigns and dissolves parliament”. BBC News (bằng tiếng Anh). ngày 19 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2020.
  22. ^ Marouf-Araibi, Yasmine (ngày 19 tháng 8 năm 2020). “Coup d'Etat au Mali: "L'Algérie rejette tout changement anti-constitutionnel". INTERLIGNES Algérie (bằng tiếng Pháp). Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2020.
  23. ^ François-Philippe Champagne [@FP_Champagne] (ngày 18 tháng 8 năm 2020). “Canada is very concerned by the situation in Mali & strongly condemns the mutiny of the Garde nationale units against the government.
    I can also confirm that all @CanEmbMali personnel are safe.
    We will continue to follow the situation closely”
    (Tweet) – qua Twitter.
  24. ^ Crossly, Gabriel; (writing) Blanchard, Ben; (ed.) Richardson, Alex (ngày 19 tháng 8 năm 2020). “China, on Mali president resignation, says opposes regime change by force”. Reuters. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2020.Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)
  25. ^ “Morocco expresses concern following mutiny in Mali | The North Africa Post”. northafricapost.com. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2020.
  26. ^ “Nigerian Government Condemns Mali Coup”. Channels Television. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2020.
  27. ^ “Russia says has information about arrests of Mali's president and PM: RIA”. ngày 19 tháng 8 năm 2020 – qua www.reuters.com.
  28. ^ “Official Statement 054 - Attempted coup d'état in Mali”. exteriores.gob.es. Spanish Foreign Ministry. ngày 19 tháng 8 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2020. The Government of Spain is following with great concern the events that have unfolded today in the cities of Katy and Bamako in Mali.
  29. ^ https://www.swissinfo.ch/eng/switzerland-offers-its-peace-expertise-to-mali-after-coup/45978514
  30. ^ “Turkey expresses concern over military takeover in Mali”. Daily Sabah. ngày 19 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2020.
  31. ^ “Mali: UK statement on military coup”. GOV.UK (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2020.
  32. ^ “Mali PM also detained by mutinying soldiers, African Union condemns”. Reuters (bằng tiếng Anh). ngày 18 tháng 8 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2020.
  33. ^ “Mali: Déclaration du Haut-Représentant/Vice-President Josep Borrell sur la tentative de coup d'Etat en cours”. European Union (bằng tiếng Pháp). ngày 18 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2020.
  34. ^ “UN chief demands 'immediate and unconditional release' of President, cabinet members”. UN news (bằng tiếng Anh). ngày 18 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2020.
  35. ^ “Mali: Military authorities must end arbitrary arrests and ensure the investigation of unlawful killing of four people”. www.amnesty.org (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2020.
  36. ^ Nichols, Michelle; (ed.) Nomiyama, Chizu (ngày 19 tháng 8 năm 2020). “U.N. Security Council condemns mutiny in Mali, urges soldiers return to barracks”. Reuters. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2020.Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)