Bước tới nội dung

Đông Uế

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đông Uế
Hangul
동예
Hanja
東濊
Romaja quốc ngữDongye
McCune–ReischauerTongye
Hán-ViệtĐông Uế
Một phần của loạt bài về
Lịch sử Triều Tiên
Cung Gyeongbok, Seoul
Tiền sử
Thời kỳ Trất Văn (Jeulmun)
Thời kỳ Vô Văn (Mumun)
Cổ Triều Tiên ?–108 TCN
Vệ Mãn Triều Tiên 194–108 TCN
Tiền Tam Quốc 300–57 TCN
Phù Dư, Cao Câu Ly, Ốc Trở, Đông Uế
Thìn Quốc, Tam Hàn (, Biện, Thìn)
Tam Quốc 57 TCN–668
Tân La 57 TCN–935
Cao Câu Ly 37 TCN–668
Bách Tế 18 TCN–660
Già Da 42–562
Nam-Bắc Quốc 698–926
Tân La Thống Nhất 668–935
Bột Hải 698–926
Hậu Tam Quốc 892–936
Tân La, Hậu Bách Tế, Hậu Cao Câu Ly, Hậu Sa Bheor
Triều đại Cao Ly 918–1392
Triều đại Triều Tiên 1392–1897
Đế quốc Đại Hàn 1897–1910
Triều Tiên thuộc Nhật 1910–1945
Chính phủ lâm thời 1919–1948
Phân chia Triều Tiên 1945–nay
CHDCND Triều Tiên
Đại Hàn Dân Quốc
1948-nay
Theo chủ đề
Niên biểu
Danh sách vua
Lịch sử quân sự

Đông Uế, là một quốc gia bộ lạc tồn tại ở phần đông bắc bán đảo Triều Tiên từ khoảng thế kỷ 3 TCN đến khoảng đầu thế kỷ 5 TCN. Quốc gia này giáp với Cao Câu Ly (Goguryeo) và Ốc Trở (Okjeo) ở phía bắc, Thìn Hàn ở phía nam, và giáp Lạc Lãng quận do người Hán cai quản ở phía tây. Ngày nay, lãnh thổ của quốc gia cổ này nằm thuộc hai tỉnh Hamgyong NamKangwon tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, và tỉnh Gangwon tại Hàn Quốc.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]
Tiền Tam Quốc Triều Tiên, khoảng năm 001 SCN.

Đông Uế xuất hiện trong lịch sử như là một nước chư hầu của Cao Câu Ly. Tuy nhiên vào đầu thế kỷ 5, Quảng Khai Thổ Thái Vương của Cao Câu Ly đã thôn tính Đông Uế, cùng với đó là sự thống trị của Cao Câu Ly với toàn bộ phần phía bắc bán đảo Triều Tiên và một phần lớn Mãn Châu. Một phần nhỏ của Đông Uế ở phía nam trở thành lãnh thổ Tân La.

Con người và văn hóa

[sửa | sửa mã nguồn]

Người Đông Uế tự coi mình tương đồng với người Cao Câu Ly, và có chia sẻ cũng nguồn gốc ngôn ngữ và dân tộc với người Ốc Trở và Cao Câu Ly. Điều này có thể chỉ ra rằng Đông Uế cũng chia sẻ cùng một nguồn gốc Phù Dư QuốcCổ Triều Tiên. Đông Uế có khoảng 2 vạn hộ.

Có rất ít thông tin về Đông Uế còn lưu lại; hầu hết các thông tin còn lại đến từ các thảo luận về Đông Di trong Tam quốc chí của Trung Hoa. Tục lệ "Mucheon" (무천, 舞天, Vũ Thiên), một lễ hội thờ phụng thượng đế bằng những lời ca và điệu nhảy vào tháng 10 âm lịch, được đề cập đến trong một số tư liệu. Điều này liên quan chặt chẽ với lễ hội Dongmaeng (Đông Minh) ở Cao Câu Ly, tổ chức vào cùng thời điểm trong năm, cũng được phối hợp với các màn võ thuật. Người dân thường thờ phụng con hổ như một vị thần.

Nền kinh tế của Đông Uế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, bao gồm cả nghề nuôi tằm và trồng cây gai dầu.[1] Lễ hội Mucheon chủ yếu nhằm cầu mong một vụ mùa bội thu trong năm tới. Nền nông nghiệp của quốc gia này được tổ chức ở cấp thôn làng. Luật lệ Đông Uế trừng phạt nghiêm khắc những người lấn chiếm đất của chung.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Tam quốc chí: 有麻布,蠶桑作綿, 曉候星宿,豫知年歲豐約. Xem Wikisource:zh:三國志/卷30. Xem thêm Mục từ trên bách khoa Hàn Quốc.