Bước tới nội dung

Đài quan sát Mauna Kea

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đài quan sát Mauna Kea
Đỉnh núi Mauna Kea được quản lý bởi Viện Thiên văn học thuộc trường Đại học Hawaii. Mauna Kea là một trong những địa điểm quan sát thiên văn trên đất liền quan trọng nhất trên thế giới.
Tổ chứcViện Thiên văn học thuộc trường Đại học Hawaii
568  
Địa điểmMauna Kea, Hawaii, USA
Tọa độ
Cao độ4205 m (13,796 ft)
Website
www.ifa.hawaii.edu/mko
Kính viễn vọng
CSO10.4 m submillimeter
CFHT3.58 m visible/infrared
Gemini North8.1 m visible/infrared
IRTF3.0 m infrared
JCMT15 m submillimeter
Subaru Telescope8.2 m visible/infrared
SMA8-6 m arrayed radio telescopes
UKIRT3.8 m infrared
VLBA receiver25 m radio telescope
Keck Observatory2-10 m visible/infrared telescopes
UH882.2 m visible/infrared
UH Hilo Hoku Ke'a Telescope0.9 m visible

Đài quan sát Mauna Kea (MKO) là một loạt các cơ sở nghiên cứu thiên văn học độc lập trên đỉnh núi Mauna KeaĐảo lớn của Hawaii, Hoa Kỳ. Các cơ sở được đặt tại 500 mẫu Anh (2,0 km2) vùng đất đặc biệt được gọi là "Astronomy Precinct" (Phân khu Thiên văn học), nằm trong Khu bảo tồn Khoa học Mauna Kea. Phân khu Thiên văn học được thành lập vào năm 1967 và nằm trong khu đất được bảo vệ bởi Đạo luật Bảo tồn Lịch sử năm 1966 nhằm giữ gìn ý nghĩa văn hóa của Hawaii.

Vị trí ở đây rất lý tưởng vì nó là một nơi tối, quan sát thiên văn tốt, độ ẩm thấp và nằm cao hơn hầu hết hơi nước trong khí quyển, thời tiết tốt và nằm gần xích đạo.[1]

Quyền sở hữu

[sửa | sửa mã nguồn]

Đại học Hawaii quản lý và cho mướn khu vực này cho một số cơ sở đa quốc gia mà họ đã đầu tư hơn 2 tỷ Mỹ kim vào khoa họccông nghệ. [cần dẫn nguồn]

Vị trí tọa lạc

[sửa | sửa mã nguồn]

Vì nằm cao và độc lập giữa Thái Bình Dương nên làm cho Mauna Kea trở thành một trong những địa điểm tốt nhất trên Trái Đất cho thiên văn học trên mặt đất. Nó là một địa điểm lý tưởng cho các quan sát sóng dưới milimet, quan sát hồng ngoại và quan sát quang học. Thống kê các quan sát cho thấy Mauna Kea là nơi tốt nhất về quan sát quang học và cho hình ảnh qua quan sát hồng ngoại với chất lượng cao, thí dụ như là CFHT quan sát thấy trung bình 0,43 cung giây.

Nhà ở cho những nhà nghiên cứu thiên văn học được đặt tại Trung tâm Thiên văn học Quốc tế Onizuka (thường được gọi là Hale Pōhaku), 11,2 cây số đường dốc trải nhựa từ đỉnh núi cao 2835 mét so với mặt nước biển. Một trạm thông tin về khách du lịch nằm gần đó. Đỉnh Mauna Kea thì cao cho nên khách du lịch nên nghỉ chân ở trạm khoảng 30 phút để thích nghi với điều kiện khí quyển ở đây trước khi tiếp tục lên đỉnh núi, và các nhà khoa học thường ở lại tại Hale Pōhaku 8 tiếng hoặc hơn trước khi thực hiện một đêm quan sát tại đỉnh núi và đem theo các thiết bị thiên văn cần thiết.

Các kính viễn vọng

[sửa | sửa mã nguồn]

Các kính viễn vọng ở đỉnh Mauna Kea được tài trợ bởi các tổ chức chính phủ từ các quốc gia khác nhau. Đại học Hawaii quản lý trực tiếp hai kính trong tổng cộng có 12 kính tại đỉnh núi.

Kính viễn vọng Subaru và kính viễn vọng mái vòm Keck I
Kính viễn vọng Subaru, kính viễn vọng Keck I và Keck II, và kính viễn vọng hồng ngoại của NASA

Động đất năm 2006 ở Hawaii

[sửa | sửa mã nguồn]

Một số lượng kính bị hư hại vào ngày 15 tháng 10 năm 2006 sau trận động đất cùng ngày. Cả CFHT và Đài quan sát W. M. Keck đã hoạt động trở lại và phát trực tuyến vào ngày 19 tháng 10.[2][3]

Hoàng hôn trên Đài quan sát Mauna Kea

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Thông tin về Đài quan sát Mauna Kea
  2. ^ “2006 October 15 Earthquake Aftermath at CFHT”. Canada France Hawai'i Telescope. ngày 11 tháng 1 năm 2007. Truy cập ngày 27 tháng 8 năm 2010.
  3. ^ “Earthquake Update from W. M. Keck Observatory”. W. M. Keck Observatory. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 9 năm 2010. Truy cập ngày 27 tháng 8 năm 2010.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]