NG Pháp A1

Als pdf oder txt herunterladen
Als pdf oder txt herunterladen
Sie sind auf Seite 1von 28

KONJUGATION DER VERBEN – CHIA

ĐỘNG TỪ TRONG TIẾNG ĐỨC


Verbstamm là gì?
Trước khi đi vào quy tắc chia động từ trong tiếng Đức, bạn sẽ cần phải hiểu về Verbstamm.
Verbstamm đơn giản là gốc của động từ. Hầu hết động từ trong tiếng Đức đều kết thúc đuôi bằng -
en (machen, kommen…) hoặc -n (wandern, erinnern..).
Khi bạn bỏ đi phần kết thúc đuôi -en/-n này, bạn sẽ nhận được gốc của động từ đó, chính là nhận
được Verbstamm. Ví dụ:
 machen có Verbstamm là mach-
 kommen có Verbstamm là komm-
 wandern có Verbstamm là wander-
 erinnern có Verbstamm là erinner-
Quy tắc chia động từ trong tiếng Đức
Chúng ta sẽ dùng phần gốc động từ Verbstamm này để lắp ghép với các quy tắc tương ứng của các
nhóm động từ sau đây:
Nhóm A
Bạn hãy yên tâm, hầu hết các động từ trong tiếng Đức đều thuộc nhóm dễ nhất này. Chia theo quy
tắc cố định sau (quy tắc e/st/t – tương ứng với lần lượt các ngôi Ich/du/ese+ihr)
 Ich -> Verbstamm + e: mach-e, komm-e
 Du -> Verbstamm + st: mach-st, komm-st
 Ese/ihr -> Verbstamm + t: mach-t, komm-t
Trong nhóm A này lại có 2 nhóm nhỏ có một chút đặc biệt

Nhóm A.1
Những động từ có Verbstamm kết thúc bằng -s (reis-en), -ß (heiß-en), -z (sitz-en)
Vẫn áp dụng quy tắc e/st/t, nhưng chỉ sửa -st của ngôi du thành –t. Do đó, với lần lượt các ngôi
Ich/du/ese+ihr, quy tắc biến đổi từ e/st/t thành e/t/t (Bỏ của -st) Deleted[Unknown]: s
 Ich -> Verbstamm + e: reis-e, heiß-e, sitz-e
 Du -> Verbstamm + t: reis-t, heiß-t, sitz-t
 Ese/ihr -> Verbstamm + t: reis-t, heiß-t, sitz-t
Nhóm A.2
Những động từ có Verbstamm kết thúc bằng -t (arbeit-en), hay -d (bad-en), -chn (zeichn-en), -
dn (ordn-en ), -fn (öffn-en), -gn (begegn-en), -tm (atm-en)
Vẫn áp dụng quy tắc e/st/t, nhưng thêm e vào 2 cách chia du và ese/ihr. Do đó, với lần lượt các ngôi
Ich/du/ese+ihr, quy tắc biến đổi từ e/st/t thành e/est/et (Thêm e vào trước st, thêm e vào trước t)
 Ich -> Verbstamm + e: arbeit-e, bad-e, zeichn-e …
 Du -> Verbstamm + est: arbeit-est, bad-est, zeichn-est …
 Ese/ihr -> Verbstamm + et: arbeit-et, bad-et, zeichn-et …
Nhóm B
Ở trên, bạn có nhận thấy điểm chung của Nhóm A là gì không?
Tuy quy tắc e/st/t bị biến đổi thành vài dạng khác nhau như e/est/et hay e/t/t nhưng điểm chung
của chúng là: Nguyên âm gốc trong Verbstamm không hề bị biến đổi.
Bạn hãy để ý: machen -> mache/machst/macht: Nguyên âm a trong Verbstamm mach- vẫn được giữ
nguyên khi ta chia động từ.
Còn nhóm B thì sẽ ngược lại, nguyên âm gốc trong Verbstamm sẽ bị biến đổi khi ta chia động từ.
Trong nhóm B này mình chia ra 2 nhóm nhỏ:

Nhóm B.1

Một số động từ (không phải tất cả) mà Verbstamm của nó có chứa a hoặc e (schlaf-en, seh-en, geb-
en, lauf-en, nehm-en…) sẽ biến đổi nguyên âm khi chia ở ngôi du và er/sie/es (a biến thành ä, e
biến thành ie hoặc i).
Lưu ý ở ngôi ich và ngôi ihr, nguyên âm không biến đổi.
Quy tắc e/st/t vẫn giữ nguyên:
 Ich -> Verbstamm + e: schlaf-e, seh-e, geb-e
 Du -> Verbstamm + st: schläf-st, sieh-st, gib-st
 Ese -> Verbstamm + t: schläf-t, sieh-t, gib-t
 Ihr -> Verbstamm + t: schlaf-t, seh-t, geb-t
Ví dụ đối với động từ schlaf-en:

 Với ngôi du nếu chúng ta chia là schlafst -> Sai, phải biến đổi a thành ä -> schläf-st.
 Với ngôi er/sie/es, nếu chúng ta chia là schlaft -> Sai, phải biến đổi a thành ä -> schläft.
 Với ngôi ihr, nếu chúng ta chia là schlaft -> Đúng
Nhóm B.2
Nhóm này thì hoàn toàn không có quy tắc nào cả. Không những cả nguyên âm gốc trong
Verbstamm bị biến đổi, mà quy tắc chung e/st/t cũng không còn.
Nhưng chỉ có tổng cộng 10 động từ sau đây, bạn hãy cố gắng học thuộc nhé.
 Các trợ động từ (Hilfsverben): sein, haben, werden
 Các động từ khuyết thiếu Modalverben: wollen, sollen, müssen, können, dürfen, mögen
 Động từ đặc biệt: wissen
W-FRAGEN VÀ JA/NEIN-FRAGEN: CÁC
DẠNG CÂU HỎI TRONG TIẾNG ĐỨC
W-Fragen
Là dạng câu hỏi được bắt đầu bằng từ để hỏi W. Dưới đây là một số các từ để hỏi cơ bản trong tiếng
Đức, thích hợp cho trình độ A1:

Wann?: Khi nào?


Wann machst du deine Hausaufgaben? (Khi nào bạn làm bài tập về nhà?)
Warum?: Tại sao?
Warum lernen Sie Deutsch? (Tại sao Ngài lại học tiếng Đức?)
Was?: Cái gì?
Was ist das? (Cái gì thế?)
Wer?: Ai?
Wer ist er? (Anh ấy là ai thế?)
Weshalb?: Tại sao?
Weshalb träumen wir? (Tại sao chúng ta lại nằm mơ?)
Wie?: Thế nào?
Wie ist das Wetter morgen? (Thời tiết ngày mai thế nào?)
Wie viel?: Bao nhiêu, không đếm được
Wie viel Geld verdient Bill Gates pro Sekunde? (Bill Gates kiếm được bao nhiêu tiền mỗi giây?)
Wie viele?: Bao nhiêu, đếm được
Wie viele Wochen hat ein Jahr? (Một năm có bao nhiêu tuần?)
Wo?: Ở đâu?
Wo liegt Berlin in Deutschland? (Berlin nằm ở đâu trong nước Đức?)
Woher?: Từ đâu?
Woher kommst du? (Bạn đến từ đâu?)
Wohin?: Đến đâu?
Wohin möchtest du in den Sommerferien fahren? (Kỳ nghỉ hè này bạn muốn đi đâu?)
Wieso?: Vì sao?
Wieso brauchen wir Wasser? (Tại sao chúng ta cần nước?)
Ja-/Nein-Fragen
Trong khi đó, Ja/Nein-Fragen đơn giản là loại câu hỏi không bắt đầu với từ để hỏi W, mà nó bắt đầu
với động từ của câu, đó có thể là động từ chính:
 Kommst du aus Vietnam? (Bắt đầu câu hỏi với động từ kommen: Có phải bạn đến từ Việt Nam
không?)
hay động từ khuyết thiếu Modalverben:
 Kannst du mir helfen? (Bắt đầu câu hỏi với động từ khuyết thiếu können: Bạn có thể giúp tôi
không?)
hay trợ động từ Hilfsverben:
 Ist dieser Platz frei? (Bắt đầu câu hỏi với trợ động từ sein: Có phải chỗ này còn trống không?)
Trả lời với Ja, doch, nein
Để trả lời cho dạng câu hỏi này, chúng ta có 2 cặp lựa chọn Ja/Nein cho câu hỏi mang tính khẳng
định và Doch/Nein với các câu hỏi mang tính phủ định.
Câu hỏi mang tính khẳng định:
Kommst du aus Vietnam? (Có phải bạn đến từ Việt Nam không?)
 Ja, ich komme aus Vietnam. (Phải, tôi đến từ Việt Nam)
 Nein, ich komme aus Japan. (Không, tôi đến từ Nhật Bản)
Câu hỏi mang tính phủ định:
Hast du keinen Hunger? (Bạn không đói à?)
Lưu ý: Với câu hỏi phủ định, không bao giờ trả lời Ja.
 Trả lời: Doch nếu muốn khẳng định ngược lại: Có chứ, tôi đói chứ -> Doch, ich habe Hunger.
 Trả lời: Nein nếu đồng ý với câu hỏi, xuôi theo câu hỏi: Không, tôi không đói -> Nein, ich habe
keinen Hunger.

BESCHREIBENDE ADJEKTIVE: TÍNH TỪ


MIÊU TẢ TRONG TIẾNG ĐỨC
Ở cấp độ A1, bạn chưa cần phải học cách chia đuôi tính từ. Chủ yếu ở cấp độ này bạn sẽ làm quen
với các tính từ miêu tả (Beschreibende Adjektive) để miêu tả người hoặc sự vật, sự việc.
alt – jung: già – trẻ
alt – neu: cũ – mới
früh – spät: sớm – muộn
groß – klein: to – nhỏ về kích cỡ
gut – schlecht: tốt – xấu
laut – leise: to – nhỏ về âm thanh
richtig – falsch: đúng – sai
schön – hässlich: đẹp – xấu
schwer – leicht: khó – dễ
viel – wenig: nhiều – ít
freundlich – unfreundlich: thân thiện, tử tế – không thân thiện, không tử tế
gesund – krank: khỏe mạnh – ốm yếu
glücklich – unglücklich: vui, may mắn – không vui, không may mắn
heiß – kalt: nóng – lạnh
interessant – langweilig: thú vị – nhàm chán
möglich – unmöglich: khả thi – bất khả thi
schnell – langsam: nhanh – chậm
teuer – billig: đắt – rẻ
wichtig – unwichtig: quan trọng – không quan trọng
fröhlich – traurig: vui – buồn
lang – kurz: dài – ngắn
offen – geschlossen: mở – đóng
stark – schwach: mạnh – yếu
voll – leer: đầy – rỗng
warm – kühl: ấm – mát
weit – nah: xa – gần
modern – altmodisch: hiện đại – lạc hậu
angenehm – unangenehm: thoải mái – không thoải mái
bekannt – unbekannt: được biết đến – không được biết đến
bequem-unbequem: tiện lợi, thuận tiện – không tiện lợi, không thuận tiện
breit – eng: rộng – hẹp
dick – dünn: dày, béo – mỏng, gầy
fleißig – faul: chăm chỉ – lười biếng
frei – besetzt: chưa được sử dụng – đã bị sử dụng
frei – unfrei: tự do – không tự do
froh – sauer: vui – buồn
gefährlich – ungefährlich: nguy hiểm – không nguy hiểm
hart – weich: cứng – mềm
hell – dunkel: sáng – tối
hoch – niedrig: cao – thấp
höflich – unhöflich: lịch sự – bất lịch sự
hungrig – satt: đói – no
klar – unklar: rõ ràng – không rõ ràng
klug – dumm: thông minh – ngu ngốc
lustig – ernst: hài hước – nghiêm túc
männlich – weiblich: nam – nữ
mutig – ängstlich: can đảm – nhát gan
nass – trocken: ẩm – khô
optimistisch – pessimistisch: lạc quan – bi quan
ordentlich – unordentlich: gọn gàng – lộn xộn
positiv – negativ: dương-âm, tích cực – tiêu cực
reich – arm: giàu – nghèo
sauber – schmutzig: sạch – bẩn
schwierig – einfach: khó – dễ
süß – sauer: ngọt – chua
vorsichtig – unvorsichtig: cẩn thận – cẩu thả
waagerecht – senkrecht: ngang – dọc
zufrieden – unzufrieden: hài lòng – không hài lòng
Ngoài ra còn 1 số tính từ chỉ màu sắc cũng hay dùng để miêu tả:
blau: xanh da trời
braun: nâu
gelb: vàng
grau: xám
grün: xanh lá cây
lila: tím
orange: da cam
rot: đỏ
schwarz: đen
weiß: trắng

TRENNBARE UND NICHT-TRENNBARE


VERBEN: ĐỘNG TỪ TÁCH ĐƯỢC VÀ
KHÔNG TÁCH ĐƯỢC
Động từ không tách được
Là những động từ hình thành từ nhóm tiếp đầu ngữ be-, emp-, ent-, er-, ge-, ver-, zer- cộng
với phần thân động từ chính. Nhóm tiếp đầu ngữ này không thể tách rời ra khỏi động từ chính.
Do đó, khi chia động từ, bạn chia bình thường như bài Chia động từ.
be-: beginnen
Wann beginnt das neue Jahr? (Năm mới bắt đầu khi nào?)
emp-: empfehlen
Ich empfehle dir, diesen Studiengang zu wählen. (Mình khuyên bạn nên chọn ngành này)
ent-: entspannen
Ich entspanne meine Füße. (Tôi thư giãn đôi bàn chân)
er-: erklären
Sie erklärt mir die Bedeutung von dem Wort “Moin”. (Cô ấy giải thích cho tôi ý nghĩa của từ
“Moin”)
ge-: genießen
Wir genießen das Leben. (Chúng tôi đang tận hưởng cuộc sống)
ver-: vergessen
Er vergisst meinen Geburtstag. (Anh ấy quên ngày sinh nhật của tôi)
zer-: zerstören
Wir zerstören die Erde. (Chúng ta đang phá hủy Trái Đất)
wider-: widersprechen
Ich widerspreche dir, weil du Unrecht hast. (Tôi không đồng ý với bạn, vì bạn đã sai)
miss-: missverstehen
Ich missverstehe deine Absicht. (Mình hiểu nhầm ý cậu)
Động từ tách được
Là những động từ hình thành từ các nhóm tiếp đầu ngữ còn lại như ab-, an-, auf-, aus-, ein-, mit-,
her-, vor-, zu-, zurück- cộng với phần thân động từ chính. Số lượng động từ tách được nhiều hơn
động từ không tách được.
Nhóm tiếp đầu ngữ này có thể tách rời ra khỏi động từ chính. Do đó, trước khi chia động từ (với cấp
độ A1, chỉ đang xét đến các câu chính Hauptsätze), phải tách nhóm tiếp đầu ngữ này ra và để nó
xuống cuối câu, sau đó mới chia phần thân động từ chính bình thường như bài Chia động từ.
ab-: abholen
Ich hole Jenny vom Kindergarten ab. (Tôi đón Jenny từ nhà trẻ)
an-: anfangen
Der Film fängt um 21 Uhr an. (Bộ phim bắt đầu lúc 21h)
auf-: aufstehen
Er steht jeden Tag um 6 Uhr auf. (Hàng ngày anh ấy đều dậy vào lúc 6h)
aus-: aussteigen
Ich steige aus dem Zug um 11 Uhr aus. (Tôi xuống tàu vào lúc 11h)
ein-: einkaufen
Sie kauft im Supermarkt ein. (Cô ấy mua sắm ở trong siêu thị)
her-: herstellen
Wir stellen diese Produkte nicht mehr her. (Chúng tôi không sản xuất sản phẩm này nữa)
vor-: vorlesen
Meine Mutter liest mir jeden Abend eine Geschichte vor. (Mỗi tối mẹ đều đọc truyện cho tôi nghe)
zu-: zumachen
Ich mache die Tür zu. (Tôi đóng cửa lại)
zurück-: zurückkommen
Wann kommst du von der Uni zurück? (Khi nào cậu từ trường về?)
Mẹo nhỏ
Khi đọc hoặc nói các động từ tách được: Bạn hãy luôn nhấn trọng âm vào phần tiếp đầu ngữ của
nó: ankommen: nhấn trọng âm vào an hay aufstehen: nhấn trọng âm vào auf.
Ngược lại, khi đọc hoặc nói các động từ không tách được: Bạn luôn nhấn trọng âm vào phần có
nguyên âm ngay sau tiếp đầu ngữ: beginnen: nhấn trọng âm vào gin

NOMEN UND ARTIKEL – DANH TỪ VÀ


QUÁN TỪ TRONG TIẾNG ĐỨC
Artikel là gì?
Artikel là quán từ, nó luôn đứng trước danh từ Nomen và nó quán xuyến luôn việc chỉ ra giống và
số lượng (ít/nhiều) và cách của danh từ đó.
VD: Nếu mình viết mỗi danh từ Tisch đứng một mình, bạn sẽ không biết nó mang những thông tin gì
thêm, trừ mỗi nghĩa của nó là cái bàn. Nhưng khi thêm Artikel der vào, ta có der Tisch thì bạn biết
đây là một danh từ giống đực và ở dạng số ít và nó ở dạng cách 1 Nominativ.
Tương tự với die Frau: Danh từ giống cái, số ít, có thể cách 1 Nominativ hoặc cách 4 Akkusativ
Das Buch: Danh từ giống trung, số ít, có thể cách 1 Nominativ hoặc cách 4 Akkusativ
Die Tische: Ở đây quán từ die kết hợp với đuôi của danh từ Tisch có chữ -e: Tische giúp bạn xác
định danh từ này đang ở dạng số nhiều, không quan tâm đến giống nữa vì ở dạng số nhiều, có thể
cách 1 Nominativ hoặc cách 4 Akkusativ.
Giống của danh từ
Có cách nào nhớ được giống của từng danh từ không? Có, nhưng các quy tắc này không phải lúc
nào cũng đúng 100%. Và do có khá nhiều các quy tắc nên mình chỉ liệt kê ra sau đây là một vài quy
tắc dễ nhớ nhất:
Giống đực
 Nghề nghiệp của một người mang giới tính nam: der Professor, der Pilot
 Quốc tịch của một người mang giới tính nam: der Vietnamese, der Amerikaner
 Thứ, buổi, tháng, mùa, phương hướng: der Montag, der Morgen, der Januar, der Frühling, der
Westen
 Danh từ kết thúc bằng –ling và –ismus: der Liebling, der Schmetterling, der Kapitalismus, der
Hinduismus
Giống cái
 Nghề nghiệp của một người mang giới tính nữ: die Ärztin, die Lehrerin
 Quốc tịch của một người mang giới tính nữ: die Koreanerin, die Chinesin
 Danh từ kết thúc bằng:
 -heit: die Wahrheit, die Fremdheit
 -ie: die Kopie, die Akademie
 -ion: die Option, die Nation
 -keit: die Tätigkeit, die Höflichkeit
 –schaft: die Mannschaft, die Gemeinschaft
 -tät: die Aktivität, die Realität
 –ung: die Lösung, die Bildung
Giống trung
 Danh từ chỉ màu sắc: Das Blau, das Rot
 Danh từ được hình thành từ động từ nguyên thể: Das Lesen, das Schreiben
 Danh từ kết thúc bằng:
 -chen: das Lachen, das Mädchen
 -ment: das Dokument, das Medikament
 -um: das Visum, das Studium
 -zeug: das Spielzeug, das Werkzeug
Phân loại quán từ
Nãy giờ, chúng ta nhắc đến der, die, das khá nhiều. Nhưng chúng ta chưa biết chúng thuộc loại quán
từ nào trong tiếng Đức.
Có tổng cộng 4 loại quán từ bạn sẽ cần học

 Quán từ xác định/không xác định: Bestimmter Artikel (der, die, das) und unbestimmter
Artikel (ein, eine, ein)
 Quán từ Nullartikel: Không có quán từ đứng trước danh từ
 Quán từ sở hữu: Possessivartikel (mein, dein..)
 Quán từ phủ định: Negativartikel (kein)
Nguyên tắc sử dụng
Trong bài này, chúng ta sẽ đề cập đến 2 loại quán từ đầu tiên: Quán từ xác định/không xác
định và Quán từ trống Nullartikel.
Khi nào thì dùng 2 loại quán từ này: Có rất nhiều sách dạy tiếng Đức viết về phần này rất dài với rất
nhiều nguyên tắc. Nhưng mình thấy đa số các nguyên tắc đều khó nhớ và không phải lúc nào cũng
chính xác. Mỗi loại bạn chỉ nên nhớ 2 nguyên tắc quan trọng nhất để sử dụng cho chính xác.

Quán từ xác định


 Dùng khi nói về những sự vật hiển nhiên mà ai cũng biết.
Die Erde ist rund: Trái đất có dạng hình cầu (Không thể dùng Eine Erde ở đây vì ai cũng biết
Trái đất nó là cái gì rồi)
 Dùng khi nói về những điều, những sự vật cụ thể. Ví dụ khi bạn đang nói chuyện với người
bạn về xe hơi chẳng hạn. Bạn nói: Das Auto gehört mir – Cái ô tô đó thuộc về tớ. Khi bạn nói
câu đó, trong đầu bạn đã có hình ảnh của chiếc xe đó rồi, nó mang nhãn hiệu gì, nó sơn màu gì,
bạn đều biết hết. Tức là hình ảnh của 1 chiếc xe cụ thể, chứ không phải nói về 1 „khái niệm“ cái
xe chung chung nào cả.
Quán từ không xác định
 Dùng khi cần đề cập đến đơn vị là 01 (một) của danh từ đó.
Ich habe eine Frage: Tôi có 1 câu hỏi (mà không phải 2 hay 3 câu)
 Dùng khi nói về những điều, những sự vật chung chung (ngược với quán từ xác định ở
trên): Eine Hausarbeit sollte aus folgenden Teilen bestehen – Một bài luận thì nên gồm các
phần sau đây. Hoàn cảnh của câu nói này có thể là bạn đang đưa ra lời khuyên cho ai đó về cách
viết bài luận chẳng hạn. Khi đó, bạn đang nói đến khái niệm bài luận 1 cách chung chung, trong
đầu bạn không có hình ảnh của một bài luận cụ thể, với chủ đề cụ thể, với màu sắc bìa hay giấy
cụ thể.
Quán từ trống (Nói cách khác: Không có quán từ)
 Dùng cho quán từ không xác định ở số nhiều: Mình lấy đúng ví dụ ở trên, nhưng sửa
thành: Hausarbeiten sollten aus folgenden Teilen bestehen – Những bài luận thì nên gồm các
phần sau đây. Ý nghĩa của nó ở đây vẫn là đề cập đến khái niệm bài luận chung chung, nhưng ở
mức độ số nhiều. Do đó chúng ta bỏ quán từ không xác định eine đi, và chỉ giữ lại danh từ
Hausarbeit nhưng ở dạng số nhiều Hausarbeiten.
 Dùng với các danh từ riêng như tên, thành phố, đất nước, lục địa, hoặc những cụm danh
động từ cố định:
– Ich liebe Lisa (không phải die Lisa hay eine Lisa)
– Ich komme aus Vietnam.
– Ich wohne in Berlin.
– Deutschland liegt in Europa.
– Ich habe Angst
– Ich habe Hunger
– Ich habe Spaß
Deklination der Artikel: Biến cách của quán từ
Quán từ xác định/không xác định không chỉ quanh quẩn ở mỗi cách 1 Nominativ der/die/das hay
ein/eine/ein, mà nó còn thay đổi hình dạng của nó qua các cách 2 Genitiv, cách 3 Dativ và cách 4
Akkusativ nữa. Trong khuôn khổ bài viết trong cấp độ A1 này, mình sẽ chưa đề cập chi tiết đến vấn
đề khi nào thì những quán từ thay đổi hình dạng mà chỉ đề cập đến việc chúng thay đổi hình
dạng như thế nào.
Điều này người ta gọi là Deklination của Artikel (Deklination = biến cách = sự biến hóa, sự thay
đổi hình dạng của Artikel qua từng cách)
Deklination của quán từ xác định

Deklination của quán từ không xác định

 Đối với cách 2 Genitiv và cách 3 Dativ, chỉ cần thay chữ cái d của quán từ xác định = ein. Ví
dụ: des -> eines, der-> einer, dem -> einem.
 Quán từ không xác định không có biến cách ở số nhiều.
PERSONALPRONOMEN: ĐẠI TỪ NHÂN
XƯNG
Tổng quát về đại từ
Trước khi đi vào bài Đại từ nhân xưng này, chúng ta cần hiểu tổng quát về đại từ (Pronomen).
Đại từ: Từ mang chức năng Đại diện, nó đóng vai trò thay thế cho danh từ hoặc cả cụm danh từ. Nên
bạn sẽ thấy đại từ luôn có thể xuất hiện độc lập, không như quán từ (Artikel) luôn phải đi kèm với
danh từ.
Das ist meine Freundin. Sie ist sehr nett.
Sie ở đây là đại từ, nó thay thế cho cả cụm danh từ meine Freundin và nó có thể đứng 1 mình. Trong
khi đó, meine ở đây là quán từ sở hữu (Possessivartikel), nó không thể đứng 1 mình mà nó phải đi
kèm với 1 danh từ nào đó, danh từ đó ở đây là Freundin.
Phân loại đại từ
Có tổng cộng 6 loại đại từ bạn sẽ cần phải học. Trong đó, cần phải tránh nhầm lẫn giữa đại từ sở
hữu với quán từ sở hữu, đại từ quan hệ với quán từ xác định vì chúng có hình thức giống hệt nhau.
 Personalpronomen: Đại từ nhân xưng, ở Nominativ (ich, du, er, sie, es, wir, ihr, sie, Sie)
 Possessivpronomen: Đại từ sở hữu (lưu ý chúng có dạng giống hệt Possessivartikel: quán từ
sở hữu): mein, dein, sein, ihr, sein, unser, euer, ihr, Ihr
 Reflexivpronomen: Đại từ phản thân: mich, dich, sich, uns, euch, sich (ở Akkusativ) hoặc mir,
dir, sich, uns, euch, sich (ở Dativ)
 Relativpronomen: Đại từ quan hệ (lưu ý rất giống với Bestimmter Artikel: quán từ xác định):
der, die, das, den, dem, denen…
 Demonstrativpronomen: Đại từ chỉ định: dieser, diese, dieses ..
 Indefinitpronomen: Đại từ bất định jemand, niemand ..
Tiếp theo chúng ta sẽ đi vào loại đại từ đầu tiên: Đại từ nhân xưng Personalpronomen.
Đại từ nhân xưng Personalpronomen
Đại từ nhân xưng Personalpronomen có 2 cách sử dụng.

Cách 1: Dùng để con người xưng hô với nhau (nhân xưng) hoặc khi bạn đang nói về bản thân
mình.
 Kannst du diese Aufgaben lösen?: Bạn xưng hô với bạn của bạn là du và
dùng Personalpronomen trong Nominativ ở đây.
 Ich liebe dich: Bạn đang nói chuyện với người yêu, bạn đang xưng hô với cô ấy/anh ấy và
dùng ich và dich là Personalpronomen trong Nominativ / Akkusativ ở đây.
 Ich mache die Hausaufgaben: Bạn đang nói về chính bạn -> Ich là Personalpronomen.
Cách 2: Đại từ nhân xưng được dùng để nói về ai đó hoặc vật gì đó, nhằm tránh phải nhắc lại danh
từ đã được đề cập đến.
Er ist sehr gut.
Bạn đang nhắc lại về 1 anh chàng thật giỏi, nhưng cũng có thể bạn đang nhắc lại về 1 con chó rất
ngoan hay cũng có thể đang nhắc lại về 1 cái bàn rất tốt. (Der Junge, der Hund, der Tisch). Do đó
đừng nhầm lẫn là đại từ nhân xưng Personalpronomen chỉ được dùng cho người chỉ vì nó có chữ
„nhân“ trong đó nhé.
Đại từ nhân xưng ở các cách khác nhau
Đó là ở cách 1 Nominativ, thế còn ở cách 4 Akkusativ và cách 3 Dativ thì đại từ nhân xưng
Personalpronomen được dùng như thế nào?

Như đã định nghĩa, Đại từ = Đại diện cho danh từ. Do đó, đại từ nhân xưng sẽ thay thế cho danh từ
người hoặc vật mà chúng ta đã nhắc đến, đã tác động đến. Đại từ nhân xưng sẽ nằm ở cách nào, tùy
thuộc vào vị trí trong câu và tùy thuộc vào động từ tác động lên nó.

Mình vẫn lấy ví dụ đầu tiên:

Das ist meine Freundin.


Nominativ: Sie ist sehr nett. (Sie thay thế cho Freundin. Vì nó nằm ở đầu câu và đóng vai trò chủ
ngữ nên ta phải sử dụng đại từ cách 1 ở đây)
Akkusativ: Ich liebe sie sehr. (Sie thay thế cho Freundin, nhưng nó nằm ở sau động từ lieben, đây là
1 động từ đòi hỏi cách 4. Vậy sie ở đây là đại từ cách 4)
Dativ: Ich schenke ihr ein Buch (ihr thay thế cho Freundin, vì nó nằm ở sau động từ schenken, đây
là 1 động từ đòi hỏi cách 3. Bạn không thể nói Ich schenke sie ein Buch (sie thay thế cho Freundin,
do đó nó phải chuyển về dạng đại từ cách 3: sie -> ihr)
Sau đây là bảng đại từ nhân xưng ở các cách trong tiếng Đức:
Chúng ta chỉ cần tập trung vào đại từ nhân xưng ở 3 cách Nominativ, Akkusativ và Dativ. Vì đại từ
nhân xưng ở cách Genitiv rất hiếm gặp.

POSSESSIVARTIKEL: QUÁN TỪ SỞ HỮU


Phân biệt quán từ sở hữu với đại từ sở hữu
Trước khi đi vào bài này, chúng ta cần phân biệt giữa quán từ sở hữu Possessivartikel và đại từ sở
hữu Possessivpronomen.
 Xem thêm bài liên quan: Đại từ sở hữu Possessivpronomen
Theo đúng những gì chúng ta đã học, quán từ luôn phải đi kèm với danh từ. Nhưng đại từ thì có
thể đứng độc lập, và thay thế cho danh từ.
 Possessivartikel: Ist das dein Buch? – Ja, das ist mein Buch (quán từ sở hữu mein đứng trước
danh từ Buch và chỉ ra ai là người sở hữu của Buch).
 Possessivpronomen: Ist das dein Buch? – Ja, das ist meins. (đại từ sở hữu meins đứng độc
lập, thay thế cho cả danh từ Buch và cũng chỉ ra ai là người sở hữu của Buch).
Possessivartikel: Quán từ sở hữu
Possessivartikel là một loại quán từ, do đó nó phải đứng trước danh từ (không được đứng một
mình) và chỉ ra danh từ đó thuộc về ai đó hoặc thuộc về cái gì đó, tức là chỉ ra sự sở hữu trên danh từ
đó.
Sau đây là bảng quán từ sở hữu ở 4 cách đối với ngôi ich:

Ngoài ra chúng ta còn có các quán từ sở hữu như sau:

 dein
 sein
 ihr
 sein
 unser
 euer
 ihr
 Ihr
Chỉ việc thay lần lượt chúng cho mein ở bảng trên bạn sẽ thu được các QTSH tương ứng đối với
từng cách.
Riêng đối với euer, cần lưu ý bỏ ký tự e thứ 2 trong từ euer trước khi thêm đuôi (eur -> eur - Deleted[Unknown]: e
> eure/eurem/eures…). Nếu không cần thêm đuôi thì vẫn giữ nguyên euer không cần bỏ ký tự nào
cả:
Cách chia quán từ sở hữu
Dưới đây là link bao gồm toàn bộ cách chia các quán từ sở
hữu: https://ceslehoang.wordpress.com/2016/03/11/bang-quan-tu-so-huu-trong-tieng-duc/
Một vài ví dụ
Ist Max dein Freund? (Possessivartikel ở cách 1 Nominativ với giống đực: dein) – Max là bạn của
cậu à?
Ich schenke deiner Mutter meinen Schal (Possessivartikel ở cách 3 Dativ với giống cái: deiner kết
hợp với Possessivartikel ở cách 4 Akkusativ với giống đực: meinen) – Mình tặng mẹ bạn cái khăn
của mình.
Das ist das Haus seiner Mutter (Possessivartikel ở cách 2 Genitiv với giống cái: seiner) – Đó là
ngôi nhà của mẹ anh ấy.

NEGATION MIT NICHT & KEIN: PHỦ ĐỊNH


VỚI NICHT VÀ KEIN
Phủ định với kein
Phủ định với kein chính là việc chúng ta sử dụng quán từ phủ định: Negativartikel (kein, keinen,
keine…vân vân). Vì nó là quán từ, nên theo đúng định nghĩa: Quán từ phải đứng trước danh từ -
> kein phải nằm phía trước một danh từ.
Khi nào thì sử dụng kein?
Không như việc sử dụng nicht, có khá ít trường hợp chúng ta phải áp dụng cách sử dụng kein. Chỉ có
2 trường hợp sau đây bạn sẽ sử dụng kein:
 Phủ định những danh từ đi kèm với những quán từ không xác định (Click để xem lại nếu bạn
không nhớ về quán từ không xác định). Bạn chỉ việc thêm k vào trước quán từ không xác định
đó.
Ist das ein Hund? -> Nein, das ist kein Hund. (Bạn có thể thấy câu hỏi đã sử dụng ein – là
dạng quán từ không xác định nên câu trả lời bạn cũng bắt buộc phải sử dụng kein + Hund)
Cũng để trả lời cho câu hỏi trên thì câu sau là sai về mặt ngữ pháp:

(Trong Umgangssprache có thể nói: Nein, das ist nicht ein Hund, sondern zwei. Tuy nhiên đó chỉ là Deleted[Unknown]: Nein, das ist nicht Hund.
trong văn nói khi muốn nhấn mạnh vào vấn đề số lượng. Tốt nhất bạn chưa nên quan tâm)
 Phủ định những danh từ không đi kèm với quán từ (Xem thêm Nullartikel). Tuy nhiên không
áp dụng với tên riêng – mặc dù tên riêng cũng là những danh từ không có quán từ)
Hast du Hunger? -> Ich habe keinen Hunger. Deleted[Unknown]: (Ich habe nicht Hunger)
Ich habe Angst vor Hunden -> Ich habe keine Angst vor Hunden
Deleted[Unknown]: (Ich habe nicht Angst vor Hunden)
Ich habe Geld -> Ich habe kein Geld.
Deleted[Unknown]: (Ich habe nicht Geld)
Như vậy, kein phủ định 2 dạng: Dạng danh từ đi với quán từ không xác định và dạng danh từ không
có quán từ. Tóm lại nó chỉ có thể phủ định cho danh từ.
Sau đây là bảng phủ định kein- khi đi với các cách và giống khác nhau:
Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là: Các dạng danh từ khác như tên riêng, danh từ đi với quán từ xác
định (bestimmte Artikel), danh từ đi với quán từ sở hữu (Possessivartikel), các loại từ khác
như động từ, trạng từ, tính từ vân vân… chúng ta lấy gì để phủ định?
Câu trả lời là chúng ta sẽ dùng nicht.
Phủ định với nicht
Tới đây sẽ gặp phải câu hỏi mà nhiều bạn thắc mắc: Đó là vị trí đặt của nicht trong câu sẽ như thế
nào?

Nguyên tắc rất đơn giản: Chỉ việc đặt nicht trước bộ phận mà nó sẽ phủ định.

Phủ định tên riêng


Das ist nicht Anna. Das ist Lisa!
Nicht được đặt trước bộ phận mà nó sẽ phủ định, ở đây là danh từ tên riêng Anna.
Das hier ist nicht Deutschland, sondern England.
Nicht được đặt trước bộ phận mà nó sẽ phủ định, ở đây là danh từ tên riêng Deutschland.
Phủ định những danh từ đi kèm với quán từ xác định
Công việc cần làm đơn giản là chỉ cần thêm nicht vào trước quán từ xác định đó.
Bist du der Weihnachtsmann? Nein, ich bin nicht der Weihnachtsmann.
Nicht được đặt trước bộ phận mà nó sẽ phủ định, ở đây là quán từ xác định der.
Phủ định những danh từ đi với quán từ sở hữu
Tương tự, chỉ cần thêm nicht vào trước quán từ sở hữu đó.
Ist sie deine Freundin? Nein, sie ist nicht meine Freundin.
Nicht được đặt trước bộ phận mà nó sẽ phủ định, ở đây là quán từ sở hữu meine.
Phủ định động từ
Kommst du? Nein, ich komme nicht.
Đây là trường hợp phủ định cho động từ đã được chia, nicht sẽ đặt ở cuối câu. Phủ định cho động
từ cũng mang nghĩa rộng nhất trong các loại phủ định, khi bạn phủ định động từ có nghĩa là bạn đang
phủ định toàn bộ câu nói đó chứ không còn là phủ định một bộ phận riêng trong câu nữa.
Nhưng với các động từ nằm sẵn ở cuối câu như động từ đi kèm với Modalverben hay động từ đi kèm
với Hilfsverben thì nicht vẫn tuân theo đúng nguyên tắc “Đặt trước bộ phận” mà nó sẽ phủ định.
Kommst du? Nein, ich möchte nicht kommen (nicht vẫn được đặt trước bộ phận mà nó sẽ phủ định,
ở đây là động từ kommen)
Ich bin gestern nicht gekommen (nicht vẫn được đặt trước bộ phận mà nó sẽ phủ định, ở đây là
động từ gekommen)

Phủ định tính từ


Sind diese Blumen schön? Nein, sie sind nicht schön.
Nicht được đặt trước bộ phận mà nó sẽ phủ định, ở đây là tính từ schön
Phủ định trạng từ
Spielst du gern Fußball? Nein, ich spiele nicht gern Fußball.
Nicht được đặt trước bộ phận mà nó sẽ phủ định, ở đây là trạng từ gern
Phủ định tùy ý
Trong những câu có cả động từ, trạng từ, giới từ … như câu sau thì vị trí đặt nicht sẽ tùy thuộc vào
mục đích sử dụng của bạn muốn nhấn mạnh đến việc phủ định thành phần nào.
Về mặt ngữ pháp thì trong 4 câu sau, câu nào cũng đúng ngữ pháp, nhưng ý nghĩa từng câu sẽ khác
nhau.

 Câu khẳng định: Das Bild hängt heute an der Wand.


 Phủ định động từ hängen (phủ định mang ý nghĩa rộng toàn câu): Das Bild hängt heute an der
Wand nicht. (Bức tranh không được treo trên tường vào hôm nay, không nhấn mạnh vào đâu
cả).
 Phủ định trạng từ heute: Das Bild hängt nicht heute an der Wand. (Bức tranh không được
treo trên tường vào hôm nay, mà ngày mai nó sẽ được treo lên).
 Phủ định giới từ an: Das Bild hängt heute nicht an der Wand (Bức tranh không được treo trên
tường vào hôm nay, mà nó đang được treo ở một nơi khác).
 Phủ định danh từ với quán từ xác định Das: Nicht das Bild hängt heute an der Wand (Không
phải là bức tranh được treo trên tường vào hôm nay, mà là một cái đồng hồ thay vào đó).
Phủ định có thể dùng được với cả kein và nicht
Như vậy chúng ta đã tạm hiểu: Có những trường hợp phủ định mà chỉ có thể áp dụng kein như đối
với các cụm danh từ cố định quen thuộc không đi kèm với quán từ như: haben Geld, haben Angst,
haben Hunger -> haben kein Geld, haben keine Angst, haben keinen Hunger. Không thể
dùng nicht trong trường hợp này.
Ngược lại có những trường hợp phủ định mà chỉ có thể dùng nicht như:
 Phủ định tính từ: nicht schön ( Deleted[Unknown]: kein schön)
 Phủ định trạng từ: nicht gern ()
 Phủ định động từ: Ich komme nicht () Deleted[Unknown]: kein gern
Tóm lại là phủ định bất kỳ cái gì miễn là không phải danh từ thì bắt buộc phải dùng nicht.
Deleted[Unknown]: Ich komme kein
Vậy trường hợp dễ nhầm lẫn nhất chính là phủ định với các danh từ bình thường, vì khi đó
chúng ta có thể sử dụng cả nicht và kein mà không sai về mặt ngữ pháp.
Tuy không sai về mặt ngữ pháp nhưng bạn có thể sẽ làm sai ý nghĩa của câu nếu dùng không
đúng. Cụ thể chúng ta sẽ có 2 cách phân biệt:
I. Nicht dùng với những danh từ cụ thể, đã xác định. Trong khi kein dùng với những danh
từ chung chung, chưa xác định.
 Ich esse nicht diese Orangen. (Tôi không ăn những quả cam này – những quả cam đó hiện tại
đang ở trước mặt tôi. Chúng là những quả cam tôi đang nhìn thấy, tức là những quả cam cụ thể,
những quả cam đã được xác định).
 Ich esse keine Orangen. (Tôi không ăn cam – Cam ở đây là những quả cam nói chung chung.
Câu này muốn nói ý tôi không thích ăn cam).
II. Nicht phủ định nhấn mạnh vào hành động, quá trình. Trong khi kein phủ định nhấn
mạnh vào chính sự vật, danh từ đó.
Ví dụ 1:
 Ich spiele nicht Klavier (Tôi không chơi piano – nhấn mạnh vào cả hành động, quá trình chơi
đàn piano. Mà tôi đọc sách – chuyển sang một hành động, quá trình khác: Sondern ich lese
Bücher).
 Ich spiele kein Klavier (Tôi không chơi piano – nhấn mạnh vào sự vật, đối tượng ở đây là
chiếc đàn piano. Mà tôi chơi ghi-ta: Sondern ich spiele Gitarre!).
Ví dụ 2:
 Bitte fahren Sie hier nicht Auto! (Làm ơn đừng lái ô tô ở đây – nhấn mạnh vào quá trình lái xe.
Mà hãy xuống xe, hãy đi bộ, tức là chuyển sang một quá trình khác: Bitte gehen Sie zu Fuß!)
 Bitte fahren Sie hier kein Auto! (Làm ơn đừng lái ô tô ở đây – nhấn mạnh vào chủ thể là chiếc
ô tô. Mà hãy lái xe máy: Bitte fahren Sie hier Motorrad!)
Tipp nhỏ: Trong khi nói hay phỏng vấn, nếu không thể chắc chắn là dùng kein hay dùng nicht mà lại
không thể suy nghĩ quá lâu, hãy dùng nicht – Xác suất để câu nói được chấp nhận sẽ cao hơn khá
nhiều.

IMPERATIV: CÂU CẦU KHIẾN TRONG


TIẾNG ĐỨC
Cách xây dựng câu cầu khiến
Câu cầu khiến chỉ được áp dụng cho 3 ngôi du (bạn), ihr (các bạn) và Sie (Ngài hoặc các Ngài) với
công thức như sau:
Bước 1:
Bạn định dùng Imperativ cho ngôi nào thì hãy chia động từ cần dùng theo ngôi ấy (Ví dụ: Định dùng
Imperativ với động từ geben cho ngôi du thì chia geben ở thì hiện tại theo ngôi du)
 Xem lại bài Chia động từ
Bước 2:
Với ngôi lịch sự Sie
Đơn giản nhất, chỉ cần lấy động từ nguyên mẫu + Sie.
 Lösen Sie diese Aufgabe!
 Fahren Sie sicher!
Với ngôi ihr
Lấy luôn dạng chia động từ ở thì hiện tại với ngôi ihr để dùng trong Imperativ.
VD: gehen-> Chia ở ngôi ihr -> geht -> Lấy dùng luôn trong Imperativ: Geht!
 Geht ins Bett! (Một người mẹ đang bắt NHỮNG đứa con đi ngủ chẳng hạn)
VD: sprechen-> Chia ở ngôi ihr -> sprecht -> Lấy dùng luôn trong Imperativ: Sprecht!
 Sprecht langsam! (Các bạn nói chậm thôi!)
Với ngôi du
Bỏ -st ở động từ vừa chia đi.
geben -> Chia ở ngôi du -> gibst -> Bỏ -st -> Lấy phần còn lại: gib
gehen -> Chia ở ngôi du -> gehst -> Bỏ -st -> Lấy phần còn lại: geh
 Gib mir dein Buch! (Gibst) (Đưa tôi quyển sách!)
 Geh jetzt! (Gehst) (Đi ngay bây giờ đi!)
Để làm giảm tính ra lệnh trong câu nói hoặc để nghe lịch sự hơn, bạn có thể thêm -e vào sau
Imperativ (Chỉ áp dụng với các động từ có Imperativ không bị biến âm)
 Gehe jetzt. (Đi ngay bây giờ đi.)
 Frage bitte! (Xin mời hỏi!)
 Höre! (Nghe kìa!)
Tuy nhiên không bao giờ thêm -e với Imperativ bị biến âm như:
 Cách dùng đúng: Gib! Deleted[Unknown]: Gibe!
 Cách dùng đúng: Hilf!
 Cách dùng đúng: Triff! Deleted[Unknown]: Hilfe!
 Cách dùng đúng: Nimm!
Nhưng nếu gốc động từ (Verbstamm) kết thúc bằng –d, -t, -n thì Imperativ luôn luôn bắt buộc Deleted[Unknown]: Triffe!
phải thêm -e
Deleted[Unknown]: Nimme!
VD: baden, warten, lernen …
 Bade jetzt!
 Warte noch 30 Minuten!
 Lerne Deutsch!
Nếu sau khi chia động từ ở ngôi du, xuất hiện Umlaut -> Bạn hãy bỏ Umlaut luôn
 Schlaf gut! (Schläfst) (Ngủ ngon!)
 Lauf! (Läufst) (Chạy đi!)
 Fahr schnell! (Fähr) (Lái nhanh lên!) Deleted[Unknown]: st
Một số ngoại lệ
 Lesen-> lies -> Lies! (Chỉ bỏ -t) Deleted[Unknown]: t
 Vergessen -> vergiss -> Vergiss! (Chỉ bỏ -t)
Với những động từ nguyên mẫu kết thúc bằng –eln hoặc –ern thì luôn dùng dạng chia động từ cho Deleted[Unknown]: t
ngôi ich để sử dụng trong Imperativ với ngôi du
Erinnern -> erinnere (chia với ngôi ich) -> Lấy để sử dụng luôn trong Imperativ với ngôi du:
 Erinnere dich daran! (Hãy nhớ lấy điều đó)
Entwickeln -> entwickle (chia với ngôi ich) -> Lấy để sử dụng luôn trong Imperativ với ngôi du:
 Entwickle deine Idee! (Hãy phát triển ý tưởng của bạn đi)
Một số lưu ý
Thêm bitte vào bất kỳ cách dùng với ngôi nào, đặc biệt là ngôi Sie để càng làm tăng thêm sự lịch sự
trong khi yêu cầu hoặc làm mềm mỏng mệnh lệnh đi.
 Gib mir bitte dein Buch.
 Sprecht langsam bitte!
 Bitte kommen Sie mit mir.
Có 3 động từ bất quy tắc trong Imperativ

ĐỘNG TỪ KHUYẾT THIẾU TRONG TIẾNG


ĐỨC (KÖNNEN, DÜRFEN, MÜSSEN,
SOLLEN, WOLLEN, MÖGEN)
Động từ khuyết thiếu (Modalverben) là gì?
Như chúng ta đã biết, một động từ bình thường sẽ diễn tả một hành động tương ứng. VD: Động
từ essen diễn tả hành động ăn. Những động từ như vậy ta gọi là nhóm động từ chính.
Nhưng các động từ khuyết thiếu trong tiếng Đức (Modalverben) lại là một nhóm động từ đặc biệt.
Chúng được gọi là những động từ bổ trợ.
Động từ khuyết thiếu sẽ kết hợp với một động từ chính để bổ sung thêm ý nghĩa cho động từ đó,
cho hành động đó.
Ví dụ: Chúng ta có thể thêm động từ khuyết thiếu können + động từ chính essen để diễn tả việc
“Tôi có thể ăn“:
 Ich kann essen.
Ở cấp độ A1 thì các bạn sẽ chỉ cần học về động từ khuyết thiếu Modalverben ở thì hiện tại (Präsens)
và thì quá khứ (Präteritum).

Động từ khuyết thiếu Modalverben luôn luôn phải đi cùng một động từ chính và khi chia động từ
(Konjugation der Verben) chúng ta chỉ chia động từ Modalverben và giữ nguyên động từ chính
dạng nguyên thể ở cuối câu.
 Ich kann kein Deutsch sprechen.
 Er darf nicht schlafen.
 Sie muss ihre Hausaufgabe machen.
 Nina und Lisa, wollt ihr fernsehen?
 Sollen wir Thomas besuchen?
Tuy quy tắc là Modalverben luôn luôn phải đi cùng một động từ chính, nhưng trong văn nói
Modalverben có thể đứng một mình khi động từ trong câu được xem như rõ ràng ý nghĩa đối với
người đối diện.
 Kannst du Deutsch? = Kannst du Deutsch sprechen? = Bạn có thể nói tiếng Đức không?
 Ich will einen Kuchen! = Ich will einen Kuchen essen! = Tôi muốn ăn một cái bánh!
Ý nghĩa của từng động từ khuyết thiếu
dürfen
Dürfen được sử dụng khi xin phép một ai đó một cách lịch sự:
 Darf ich die Tür öffnen? (Tôi có thể được phép mở cửa không?)
Dürfen được sử dụng khi đưa ra sự cho phép hoặc cấm đoán đối với ai đó:
 Du darfst hier spielen. (Con được phép chơi ở đây)
 Du darfst nicht hier spielen. (Con không được phép chơi ở đây)
können
Können được sử dụng nhằm diễn tả khả năng một sự việc gì đó có thể xảy ra không:
 Ich kann morgen dich nicht abholen (Tôi không thể đón bạn ngày mai)
Können được sử dụng nhằm diễn tả năng lực:
 Er kann gut Klavier spielen. (Nó có thể chơi piano rất giỏi)
Tuy nhiên können cũng được sử dụng khi đưa ra sự cho phép hoặc cấm đoán đối với ai đó,
tương tự như dürfen:
 Du kannst heute Computer spielen. (Con có thể chơi điện tử hôm nay – Được sự cho phép của
bố)
 Ihr könnt hier nicht parken. (Các bạn không thể đỗ xe ở đây được – Điều đó bị cấm)
Können cũng được sử dụng khi xin phép một ai đó một cách lịch sự, nhưng ở mức độ lịch sự
nhẹ hơn dürfen:
 Kann ich dein Buch lesen? (Mình có thể đọc quyển sách của cậu được không?)
mögen
Mögen được sử dụng để diễn tả việc thích/không thích một sự việc gì đó, nó có thể đứng độc
lập trong câu:
 Sie mag Blumen. (Cô ấy thích hoa)
 Ich mag keine Süßigkeiten! (Tôi không thích đồ ngọt)
möchten
Möchten được dùng để diễn tả một mong muốn:
 Ich möchte heute nicht mehr arbeiten (Hôm nay tôi không muốn làm việc nữa)
Möchten được dùng để đề nghị một cách lịch sự:
 Möchten Sie mit mir eine Tasse Kaffee trinken? (Ông có muốn dùng một tách cà phê cùng tôi
không?)
müssen
Müssen được dùng để ra lệnh:
 Ihr müsst fleißig lernen. (Các con phải chăm chỉ học hành)
Müssen được dùng để diễn tả sự cần thiết hay không cần thiết:
 Du musst nicht täglich einkaufen gehen (Con không cần thiết ngày nào cũng đi mua sắm như
vậy)
Müssen còn được dùng để diễn tả một sự phỏng đoán mang tính khẳng định như đinh đóng cột:
 Der Tokyo Tower muss mehr als 300m hoch sein (Chắc chắn là tháp Tokyo cao hơn 300 mét)
sollen
Sollen được dùng nhằm diễn tả việc nên làm một điều gì đó vì đó là một sự cần thiết, một
nhiệm vụ bắt buộc hay một trách nhiệm:
 Er soll seine Hausaufgaben jetzt machen. (Nó nên/phải làm bài tập về nhà ngay bây giờ – Vì đó
là bài tập cô giáo giao cho nó).
 Ich soll jeden Tag mein Zimmer aufräumen (Tôi nên/phải dọn dẹp phòng hàng ngày – Vì đó là
nhiệm vụ mẹ giao cho tôi)
Cần phân biệt với Konjunktiv II sollten: Đưa ra lời khuyên cho ai đó
 Du solltest jeden Tag dein Zimmer aufräumen (Cậu nên dọn dẹp phòng hàng ngày – Điều đó
giúp phòng cậu luôn ngăn nắp, điều đó giúp cậu ghi điểm trong mắt mẹ cậu, điều đó giúp cậu bỏ
tính lười, vân vân. Tóm lại là khi dùng sollten thì chúng ta đang nói về lời khuyên chứ đó không
phải là một trách nhiệm.)
wollen
Wollen được dùng nhằm diễn tả thực sự muốn làm điều gì đó hoặc thực sự không muốn làm
điều gì đó ở mức độ cao:
 Ich will dich nie wiedersehen! (Không bao giờ em muốn gặp lại anh nữa)
 Ich will jetzt nach Hause gehen! (Tôi muốn về nhà! – Tôi đã chán ngấy buổi tiệc này rồi)
Lưu ý: Khi bạn diễn tả mong muốn/không mong muốn làm việc gì đó một cách bình thường hoặc
đưa ra lời đề nghị, hãy luôn dùng möchten vì wollen khá mạnh trong ý nghĩa và có thể gây ra sự bất
lịch sự không đáng có.
Cách chia động từ khuyết thiếu ở thì hiện tại (Präsens) và thì quá khứ (Präteritum)
Chia động từ khuyết thiếu ở thì hiện tại (Präsens)
Chia động từ khuyết thiếu ở thì quá khứ (Präteritum)

PRÄPOSITIONEN: SƠ LƯỢC VỀ GIỚI TỪ


TRONG TIẾNG ĐỨC
Phân loại giới từ
Có những loại giới từ nào trong tiếng Đức? Có tất cả 4 loại giới từ như sau:

 Lokale Präpositionen: Những giới từ nhằm chỉ ra địa điểm (in, an, auf, aus…)
 Temporale Präpositionen: Những giới từ nhằm chỉ ra thời gian (seit, um, in, während…)
 Modale Präpositionen: Những giới từ nhằm chỉ ra cách thức (mit, ohne, gegen…)
 Kausale Präpositionen: Những giới từ nhằm chỉ ra nguyên nhân (dank, durch, wegen,
aufgrund…)
Trong cấp độ A1 bạn sẽ được học về những giới từ cơ bản chỉ đi với Dativ hoặc chỉ đi với
Akkusativ.
Trong cấp độ A2, các bạn sẽ học về những lokale Präpositionen lúc thì được dùng với Dativ, lúc thì
lại dùng với Akkusativ. Do đó chúng còn có 1 tên gọi khác là Wechselpräpositionen.
Ngoài ra, giới từ có thể đi kèm với quán từ xác định để tạo nên những cụm từ cố định sau đây. Bạn
nhớ luôn phải viết theo cách này thì mới đúng ngữ pháp nhé:
 an + dem = am
 an + das = ans
 bei + dem = beim
 in + dem = im
 in + das = ins
 von + dem = vom
 zu + dem = zum
 zu + der = zur
Còn lại những cách kết hợp khác như für + das = fürs, auf + das = aufs, um + das = ums thì không
bắt buộc phải viết theo cụm từ mà khuyến khích nên viết tách ra như bình thường.
Giới từ chỉ dùng với cách 3 Dativ
Chúng ta có 8 giới từ cơ bản: ab, aus, bei, mit, nach, seit, von, zu. Ta sẽ chia chúng ra thành những
loại sau (tất cả đều đi với cách 3 Dativ):
Lokale Präpositionen
Bei: Miêu tả vị trí tương quan giữa 1 người/vật với 1 người/vật khác, trả lời cho câu hỏi Wo.
Ich bin bei dir: Anh đang ở cạnh em.
Er wohnt noch bei seinen Eltern: Anh ta vẫn sống với bố mẹ.

Nach: Trả lời cho câu hỏi Wohin, nhưng chỉ sử dụng với tên lục địa, đất nước, thành phố và vùng
Ich fliege nach Deutschland.

Zu: Cũng trả lời cho câu hỏi Wohin, nhưng dùng với những địa điểm bạn đến nhưng không đi vào
hẳn bên trong:
Wir gehen zur Bank. (Chúng tôi đến ngân hàng, nhưng chỉ đến bên ngoài thôi, đến để rút tiền ở máy
ATM bên ngoài ngân hàng chẳng hạn, chứ không đi hẳn vào bên trong ngân hàng)

Aus: Trả lời cho câu hỏi Woher khi muốn diễn tả mình vừa từ nơi nào về (vừa rời khỏi nơi đó như
ga tàu hay trường học chẳng hạn) hoặc thông dụng hơn là diễn tả đến từ lục địa, đất nước, thành phố
và vùng nào.
Er kommt aus der Schule. (Nó đã học cả ngày ở trường, giờ thì nó vừa từ trường về)
Ich komme aus Vietnam. (Đất nước)

Von: Cũng trả lời cho câu hỏi Woher khi muốn diễn tả mình vừa từ nơi nào đó về, nhưng khác với
aus, đó là địa điểm đó bạn thực sự chưa đi vào trong, chưa ở bên trong.
Er kommt von der Schule. (Sáng nay nó có đến trường nhưng không vào mà quay về nhà. Nó vừa từ
trường về đấy)

Temporale Präpositionen
Ab: Diễn tả thời gian bắt đầu từ 1 mốc cụ thể
Ab dem ersten Tag lernen wir Deutsch.

Seit: Diễn tả khoảng thời gian đã diễn ra và vẫn đang diễn ra đến tận bây giờ.
Ich lerne seit zwei Jahren Deutsch.

Modale Präpositionen
Mit: Giới từ diễn tả cách thức
Ich gehe mit dem Bus zur Schule.

Giới từ chỉ dùng với cách 4 Akkusativ


Chúng ta có 6 giới từ cơ bản: durch, für, gegen, ohne, um, bis. Ta sẽ chia chúng ra thành những
loại sau (tất cả đều đi với cách 4 Akkusativ):
Lokale Präpositionen
Durch: Mô tả hành động đi xuyên qua một cái gì đó:
Er geht durch die Tür.

Temporale Präpositionen
Um: dùng để chỉ giờ chính xác
Ich stehe morgens um 6 Uhr auf.

Bis: Dùng để diễn tả 1 quãng thời gian tính từ bây giờ cho đến lúc đó
Bis nächste Woche musst du den Entwurf des Vortrages abgeben.

Gegen: Dùng để ước lượng khoảng thời gian.


Ich komme gegen 18 Uhr (khoảng 18 giờ)

Modale Präpositionen
Für: Cho
Hier ist ein Geschenk für dich.

Gegen: Chống lại


Das ist ein Krieg gegen den Terrorismus.

Ohne: Không
Ohne gute Ideen können wir nicht weitermachen.

Lưu ý khi dùng giới từ chỉ thời gian


Khi sử dụng các giới từ dùng để chỉ thời gian ta có thể dùng trộn lẫn cả các giới từ thời gian đi
với Dativ và giới từ thời gian đi với Akkusativ:
Am Montag (Dativ): Am dùng với các thứ: thứ Hai, thứ Ba… ở trong tuần
Von Montag bis Sonntag (Von Dativ bis Akkusativ): Von .. bis dùng khi diễn tả khoảng thời gian từ
thứ mấy đến thứ mấy (Không có Artikel đi kèm: Không dùng von dem)
Am 18. Januar (Dativ): Am cũng dùng với ngày + tháng cụ thể (Chính xác vào ngày tháng đó)
Ab dem 20. Juli (Dativ): Ab dem cũng dùng với ngày + tháng cụ thể nhưng với nghĩa khác Am. (Bắt
đầu từ ngày tháng đó)
Bis zum 28. September (Dativ): Ý nghĩa khác với Am và Ab, ta cũng sử dụng Bis zum với ngày +
tháng cụ thể nhưng để chỉ ý nghĩa “cho đến ngày tháng đó”
Im August (Dativ): Im dùng với riêng tháng đi một mình hoặc với mùa (im Sommer) hoặc với năm
(im Jahr 2017)
Um 9 Uhr (Akkusativ) : Um dùng để chỉ giờ chính xác.
Von 9 bis 10 Uhr (Von Dativ bis Akkusativ): Von .. bis cũng dùng khi diễn tả khoảng thời gian từ
mấy giờ đến mấy giờ.

HAUPTSÄTZE-KONJUNKTIONEN: CÁC
LIÊN TỪ LIÊN KẾT MỆNH ĐỀ CHÍNH
und:
 Ich nehme einen Kuchen und eine Cola. (liên kết 2 danh từ: Tôi lấy một cái bánh và một lon
coca)
 Sie ist Ärztin und sie ist 38 Jahre alt. (liên kết 2 câu: Cô ấy là bác sĩ và cô ấy đã 38 tuổi)
oder:
 Ich möchte Java oder Python lernen. (liên kết 2 danh từ: Tôi muốn học Java hoặc Python)
 Nehmen Sie Milch oder möchten Sie lieber keine? (liên kết 2 câu: Ngài dùng sữa hay ngài
thích không muốn dùng gì hơn?)
aber:
 Ich trinke Kaffee, aber ohne Zucker. (liên kết danh từ và cụm giới từ-danh từ: Tôi uống cà
phê nhưng không đường)
 Ich möchte dich nicht anrufen, aber ich werde dir schreiben. (liên kết 2 câu: Anh không muốn
gọi cho em nhưng anh sẽ viết cho em)
sondern:
 Sie spricht kein Deutsch, sondern Englisch. (liên kết 2 danh từ: Cô ấy không nói tiếng
Đức mà nói tiếng Anh)
 Ich komme nicht aus China, sondern ich komme aus Vietnam. (liên kết 2 câu: Tôi không đến
từ Trung Quốc, mà tôi đến từ Việt Nam)
denn:
 Er spielt gut Fußball, denn er trainiert jeden Tag. (liên kết 2 câu, và liên từ denn sẽ không có
liên kết 2 danh từ: Anh ấy chơi bóng đá giỏi, vì anh ấy luyện tập hàng ngày)
Lưu ý:
Aber và sondern cùng mang ý nghĩa „nhưng mà“.
Tuy nhiên sự khác biệt ở đây là: Bạn sử dụng sondern cho những trường hợp mà 2 vế tương đồng
với nhau về mặt ý nghĩa chung (kein Deutsch- sondern Englisch: cùng là ngôn ngữ, nicht aus
China, sondern aus Vietnam: cùng là nơi chốn).
Sử dụng aber cho những trường hợp mà 2 vế không có sự liên quan tương đối nhất định
(Kaffee, aber ohne Zucker: Về mặt nghĩa thì 2 vế có liên quan đến nhau, nhưng Kaffee và Zucker
không cùng thuộc 1 „nhóm“. Tương tự đối với „nicht anrufen, aber schreiben“: Hai hành động này
cũng không thuộc về 1 „nhóm“).

[ INFOGRAPHIC ] CÁC DẠNG SỐ NHIỀU


CỦA DANH TỪ TRONG TIẾNG ĐỨC

Das könnte Ihnen auch gefallen