thế
Tiếng Việt
sửaCách phát âm
sửaHà Nội | Huế | Sài Gòn | |
---|---|---|---|
tʰe˧˥ | tʰḛ˩˧ | tʰe˧˥ | |
Vinh | Thanh Chương | Hà Tĩnh | |
tʰe˩˩ | tʰḛ˩˧ |
Các chữ Hán có phiên âm thành “thế”
Chữ Nôm
sửa(trợ giúp hiển thị và nhập chữ Nôm)
Cách viết từ này trong chữ Nôm
Từ tương tự
sửaDanh từ
sửathế
- (Vch.; kết hợp hạn chế) . Đời, thế gian.
- Cuộc thế.
- Miệng thế mỉa mai.
- Tổng thể nói chung các quan hệ về vị trí tạo thành điều kiện chung có lợi hay không có lợi cho một hoạt động nào đó của con người.
- Thế núi hiểm trở, tiện cho phòng thủ.
- Cờ đang thế bí.
- Thế mạnh.
- Cậy thế làm càn.
- Thế không thể ở được, phải ra đi.
Đại từ
sửathế
- Từ dùng để chỉ điều như hoặc coi như đã biết, vì vừa được nói đến, hay đang là thực tế ở ngay trước mắt.
- Cứ thế mà làm.
- Nghĩ như thế cũng phải.
- Bao giờ chả thế.
- Thế này thì ai chịu được.
- Giỏi đến thế là cùng.
- (Thường dùng ở đầu hoặc cuối câu hay đầu phân câu, và thường là trong câu nghi vấn) . Từ dùng để nhấn mạnh tính chất cụ thể gắn liền với hiện thực đã biết hoặc hiện thực trước mắt, của điều muốn nói, muốn hỏi. bao giờ thì xong?
- Thế tôi đi nhé!
- Ai bảo cho nó biết thế?
- Nó đồng ý rồi, thế còn anh?
- (Thường dùng ở cuối câu biểu cảm) . Từ biểu thị ý ngạc nhiên khi nhận thức ra mức độ cao của một thuộc tính trực tiếp tác động đến mình hoặc của một trạng thái tình cảm của bản thân mình.
- Ở đây nóng thế!
- Sao mà vui thế!
- Giỏi thế!
- Ghét thế không biết! (kng. ).
- Yêu sao yêu thế! (kng. ).
Động từ
sửathế
- Đưa cái khác vào chỗ của cái hiện đang thiếu để có thể coi như không còn thiếu nữa; thay.
- Thiếu phân đạm thì tạm thế phân xanh vào.
- Bố bận, con đi thế.
- Giao cho làm tin để vay tiền.
- Thế ruộng.
- Thế vợ đợ con.
Dịch
sửaTham khảo
sửa- "thế", Hồ Ngọc Đức, Dự án Từ điển tiếng Việt miễn phí (chi tiết)
- Thông tin chữ Hán và chữ Nôm dựa theo cơ sở dữ liệu của phần mềm WinVNKey, đóng góp bởi học giả Lê Sơn Thanh; đã được các tác giả đồng ý đưa vào đây. (chi tiết)
Tiếng Mường
sửaDanh từ
sửathế
- thể.
Tham khảo
sửa- Nguyễn Văn Khang, Bùi Chỉ, Hoàng Văn Hành (2002) Từ điển Mường - Việt[1], Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc Hà Nội