Tokyo, Nhật Bản - Hôm nay, Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đã mạo hiểm vào lại tỉnh Chiba một lần nữa khi Ngài đi xe ra khỏi Tokyo để đến Kashiwa và Đại học Reitaku. Cây cối trong khuôn viên đầy thú vị đã khoe lộ hàng loạt các sắc màu của mùa thu và xếp hàng theo con đường đi xe đến Hội trường Tưởng niệm Reitaku - nơi đã có hàng trăm sinh viên và nhân viên đang mỉm cười và vẫy cờ Tây Tạng. Ngài được Hiệu trưởng trường Đại học - Mototaka Hiroike và Hiệu Phó - Osamu Nakayama đón tiếp, người đã hộ tống Ngài vào tòa nhà. Khi Ngài bước lên khán đài, Ngài đã đón nhận một tràng pháo tay nồng nhiệt từ hơn 1700 khán giả đông đảo.
Trong bài phát biểu giới thiệu của mình, Hiệu trưởng đã cảm ơn Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma về công việc của Ngài để thúc đẩy lòng nhân hậu và những giá trị nội tâm như là nguồn hạnh phúc của con người - những mục tiêu mà trường đại học chia sẻ. Ông cũng thừa nhận những nỗ lực của Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma để đạt được một sự hiểu biết giữa khoa học hiện đại và khoa học Phật giáo.
Ngài đã được mời lên để mặc áo choàng của trường đại học và đội chiếc mũ học thuật để được giới thiệu đã được dâng tặng bằng Tiến sĩ Văn học danh dự. Khi Ngài an toạ để nói chuyện với Hội chúng, các thành viên cao cấp của trường đã rời khán đài để trở về chỗ ngồi của họ ở hàng ghế đầu. Ngài nài nỉ Vị Hiệu Phó - Nakayama - trở lại ngồi với Ngài để Ngài không cảm thấy lẻ loi.
Ngài bắt đầu: “Tôi luôn nhấn mạnh rằng chúng ta đều là những con người như nhau. Giáo lý Phật giáo cho chúng ta biết rằng, có vô số chúng sinh trong khắp vũ trụ và tất cả đều mong muốn hạnh phúc và không muốn khổ đau.
“Tôi muốn bắt đầu bằng cách thừa nhận các anh chị em tôn quý của tôi ở đây, cũng như các anh chị em của tôi vậy. Tôi rất vinh dự khi được nhận bằng Tiến sĩ danh dự này, mặc dù tôi đã chẳng làm gì được nhiều để có được nó. Tôi cảm thấy khoan khoái khi được gặp gỡ với rất nhiều bạn trẻ. Đối với những người cao tuổi như tôi, tôi không thể không tự hỏi ai sẽ là người ra đi trước; tôi hoặc là bạn, nhưng tôi rất vui được gặp tất cả quý vị.
“Tôi chỉ đơn giản là một con người; và mỗi ngày, tin tức cho chúng ta biết về việc con người đã giết chết những người khác; và những đứa trẻ vô tội đã chết vì đói, hoặc mong muốn có vật dụng và trang thiết bị y tế. Chúng ta có thể tự hỏi mình điều gì đang xảy ra vậy? vì các nhà khoa học đã bảo đảm với chúng ta rằng bản chất cơ bản của con người là từ bi cơ mà? Khi trẻ em được sinh ra, chúng nhận được tình yêu vĩ đại từ các bà mẹ nuôi dưỡng chúng bằng tình yêu thương và sự chăm sóc ân cần. Chúng ta là những động vật xã hội; chúng ta phụ thuộc vào người khác đối với sự sống còn của chúng ta. Lòng tốt và tình cảm đã mang chúng ta đến gần nhau - sự sân giận khiến chúng ta phải xa cách. Thật vậy, các nhà khoa học cho chúng ta biết rằng, sự tức giận liên tục sẽ làm suy yếu hệ miễn dịch của chúng ta và phá hỏng sức khỏe của chúng ta.
“Vì vậy, thật buồn khi thấy rằng bao nhiêu sự đau khổ trên thế giới là do chính chúng ta gây ra! Thiên tai thì nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta, nhưng khoảng cách giữa giàu và nghèo là kết quả của sự hờ hững thờ ơ của con người. Đó là bởi vì chúng ta thường nghĩ đến chính mình là trước hết. Nền giáo dục hiện đại hướng tới mục tiêu vật chất và chỉ dành một phạm vi nhỏ cho các giá trị nội tâm. Khi nền giáo dục hiện đại bắt đầu nổi lên khoảng 200 năm trước, các tổ chức tôn giáo đã đảm bảo ý thức về giá trị nội tâm, nhưng vì sự ảnh hưởng của các tổ chức đó đã bị giảm sút, cho nên chúng ta cần các cơ sở giáo dục của mình chịu trách nhiệm bồi dưỡng các giá trị như là lòng từ bi và sự quan tâm dành cho người khác.
“Trong khi vệ sinh cơ thể thường được khuyến khích để bảo vệ sức khỏe thể chất, thì chúng ta cần một ý thức về vệ sinh cảm xúc - phương tiện để giải quyết những cảm xúc tiêu cực như giận dữ, ghen tỵ và sợ hãi. Văn học Phật giáo tràn đầy kiến thức về phương pháp thực hiện điều này, nhưng kiến thức này có thể được sử dụng theo một cách phù hợp và học thuật. Đó không phải là vấn đề đức tin, mà là lý luận. Như Đức Phật đã khuyên:
Hỡi chư Tăng và các Vị Học Giả!
Cũng như vàng được thử bằng cách đốt nung, cắt chặt và cọ xát,
Lời của ta cũng như thế mà kiểm tra,
Rồi mới chấp nhận chứ đừng chỉ vì lòng sùng mộ!
Ngài đã khuyến khích chúng ta nên điều tra xem xét đối với chính chúng ta.”
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nói bằng tiếng Anh và những lời của Ngài sau đó được Maria Rinchen dịch sang tiếng Nhật. Sau một đoạn dịch thuật, Ngài cười khi nhìn vào những sự biểu hiện trên khuôn mặt của các học sinh và trêu chọc họ về hình thức Nhật Bản, yêu cầu họ cười nhiều hơn một chút. Nhiều người trong số họ đã cười đáp lại.
“Bất cứ ai tôi gặp, tôi luôn ghi nhớ trong tâm rằng, tôi chỉ là một con người khác. Điều quan trọng là phải nhớ đến sự hợp nhất của nhân loại - rằng tất cả chúng ta đều là những con người như nhau. Chúng ta thường tạo ra sự rắc rối cho chính mình bằng cách chú ý quá nhiều đến những sự khác biệt thứ yếu như về quốc tịch, chủng tộc và tôn giáo. Trong 60 năm qua tôi đã sống ở Ấn Độ, tôi đã rất ấn tượng khi thấy rằng tất cả các tôn giáo trên thế giới đều sống bên cạnh nhau, chứng tỏ được cách mà sự hòa hợp tôn giáo có thể phát triển được.
“Là một người Tây Tạng, tôi có bổn phận phụng sự cho người Tây Tạng, nhưng kể từ khi chúng tôi có được một vị lãnh đạo được bầu chọn vào năm 2001, tôi đã nghỉ hưu khỏi trách nhiệm chính trị. Nhưng tôi sẽ lên tiếng bất cứ khi nào tôi có thể để bảo vệ môi trường tự nhiên của Tây Tạng; điều quan trọng đối với sự biến đổi khí hậu như Bắc Cực và Nam Cực đã làm cho nó trở thành một Cực thứ Ba. Tây Tạng cũng là nguồn gốc của các con sông chính của châu Á.
“Tuy nhiên, mối quan tâm chính của tôi là giữ cho kiến thức Phật giáo của Tây Tạng vẫn được sống còn. Những gì chúng tôi bảo tồn ở Tây Tạng là một sự trình bày đầy đủ về giáo lý của Đức Phật. Các yếu tố về triết lý, tâm lý học và logic của nó vẫn còn có liên quan cho đến ngày nay. Hơn nữa, ngôn ngữ Tây Tạng hiện nay là phương tiện phù hợp nhất để truyền đạt chính xác những ý tưởng này. Đây là kiến thức mà chúng tôi đã bảo vệ từ thế kỷ thứ 8 khi vị thầy người Ấn Độ - Thiện Hải Tịch Hộ - đã từ Đại học Nalanda của Ấn Độ quang lâm đến Tây Tạng. Trong gần 40 năm qua, chúng tôi đã chia sẻ một số trong các cuộc thảo luận với các nhà khoa học hiện đại để tất cả cùng có lợi.
“Các bạn trẻ ở đây thuộc thế kỷ 21. Tôi và nhiều giáo sư của quý vị đã thuộc về thế kỷ 20; và thời kỳ của chúng tôi đã đi qua. Quá khứ là quá khứ và không thể thay đổi được, nhưng hình dạng của tương lai đang nằm trong tay quý vị. Những người thuộc thế kỷ hiện tại có thể tạo ra một thế giới hạnh phúc và thanh bình hơn. Thế kỷ trước là một giai đoạn bạo lực khủng khiếp. Người Nhật Bản quý vị đã phải chịu đựng hai cuộc tấn công hạt nhân - trong đó hơn 100.000 người đã bị giết ngay lập tức - thật buồn biết bao! Nhưng vào cuối thế kỷ 20 thì mọi người đã trở nên chín chắn hơn, họ đã bắt đầu bày tỏ sự chán nản đối với bạo lực.
“Chúng ta có cơ hội biến nó thành một kỷ nguyên thanh bình hơn. Khi các xung đột nảy sinh, chúng phải được giải quyết thông qua sự đối thoại chứ không phải sử dụng vũ lực. Tôi hy vọng rằng Nhật Bản sẽ dẫn đầu trong phong trào loại bỏ vũ khí hạt nhân với mục tiêu tối hậu của một thế giới phi quân sự hoá. Chiến tranh có nghĩa là giết người. Bạo lực sẽ dẫn đến một sự bạo lực ngược lại. Chúng ta cần phải chấm dứt chiến đấu và sản xuất vũ khí; và cần phải xây dựng một thế giới hòa bình hơn.”
Trả lời câu hỏi của học sinh, Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma nói với họ rằng, món ăn Nhật Bản yêu thích của Ngài là gạo nếp dẻo; nhưng Ngài không thích cá sống. Khi phải đối mặt với sự đau khổ và các vấn đề rắc rối, Ngài cố gắng nhìn chúng từ một góc nhìn rộng hơn. Những gì khi nhìn gần trông có vẻ không thể vượt qua được, nhưng dường như dễ quản lý hơn từ một khoảng cách xa. Ngài đề nghị rằng những người trẻ nên chú ý nhiều hơn đến các giá trị nội tâm và những phương tiện để đạt được sự an lạc trong tâm hồn. Một trong những cách để giúp cho tâm trí mình được thoải mái là nhớ đến sự hợp nhất của nhân loại.
Khi được hỏi về cảm giác được trao Giải Nobel Hòa bình, Ngài đã kể lại những gì mà Ngài đã nói với các nhà báo ở Bắc Mỹ vào ngày công bố. Ngài cảm thấy đó là sự công nhận về những nỗ lực của Ngài để thúc đẩy cho sự hòa bình của nội tâm cũng như hòa bình trên thế giới. Ngài nhớ lại rằng, khi Ngài đến, các nhà báo Ấn Độ đã hỏi Ngài sẽ sử dụng số tiền thưởng ấy như thế nào. Ngài giải thích rằng Ngài đã rất ấn tượng bởi bầu không khí tích cực của bệnh viện dành cho người bị bệnh phong cùi của Baba Amte nên Ngài dự định sẽ hiến tặng một nửa cho ở đó; nửa còn lại Ngài sẽ tặng để khởi động Quỹ cho Trách nhiệm Toàn cầu ở Delhi.
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời một học sinh khác rằng, mục đích của cuộc sống là hạnh phúc. Chúng ta không bảo đảm tương lai sẽ mang lại được gì. Chúng ta sống trong hy vọng. Mục đích của cuộc sống là tìm thấy niềm vui. Ngài nói thêm rằng, nuôi dưỡng sự bình yên trong tâm hồn và cố gắng áp dụng một triển vọng thực tế là cực kỳ hữu ích khi phải đối mặt với những vấn đề rắc rối.
Về mối quan hệ đối với Trung Quốc, Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma nhớ lại, “Trong thế kỷ thứ 7, trong thời nhà Đường, Hoàng Đế Tây Tạng đã kết hôn với một Công chúa Trung Quốc. Mối quan hệ thật gần gũi. Một trong những bức tượng được tôn kính nhất ở Lhasa đã đến từ thủ đô Tang của Tây An. Chúng tôi đã từng có những mối quan hệ tốt đẹp, chúng tôi ngưỡng mộ văn hóa Trung Hoa; và đôi khi chúng tôi đã giao chiến với nhau. Khi quân đội Tây Tạng tiến đến các bức tường của Tây An, Hoàng đế Trung Quốc đã phải trốn thoát.
“Khi Chủ tịch Mao muốn giải phóng Đài Loan và Tây Tạng, Stalin đã khuyên rõ ràng rằng, vì lấy Đài Loan sẽ rất khó khăn, ông ta nên nghĩ đến việc lấy Tây Tạng trước. Những người bảo thủ trong số các quan chức Trung Quốc thì chỉ có một cái nhìn thiển cận. Chúng tôi không tìm kiếm sự độc lập; chúng tôi có thể ở lại cùng với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cho đến khi nào vẫn còn có sự lợi ích lẫn nhau.”
Khi được hỏi về thiền định, Ngài đã giải thích rằng có loại thiền định tập trung nhất tâm và thiền định phân tích. Ngài nói Ngài dành khoảng bốn tiếng đồng hồ mỗi ngày trong sự thiền định phân tích. Vì những cảm xúc tiêu cực bắt nguồn từ sự vô minh, nhưng lòng từ bi được xây dựng dựa trên lý trí, cho nên có thể tăng cường lòng bi mẫn, giảm sự sân giận và đạt được sự an lạc nội tâm.
Nhiều người trong số khán giả đã vẫy tay đáp lại Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma khi Ngài rời khỏi khán đài. Trên đường đến nhà của Hiệu trưởng đề dùng cơm trưa, Ngài đã trồng một cây hoa con để kỷ niệm chuyến viếng thăm của mình. Buổi chiều, Ngài sẽ quay trở lại Tokyo.