Bước tới nội dung

Cytosine

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Xitôzin)
Cytosine
Danh pháp IUPAC4-aminopyrimidin-2(1H)-one
Tên khác4-amino-1H-pyrimidine-2-one
Nhận dạng
Số CAS71-30-7
PubChem597
KEGGC00380
MeSHCytosine
ChEBI16040
ChEMBL15913
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
đầy đủ
  • c1cnc(=O)[nH]c1N

InChI
đầy đủ
  • 1/C4H5N3O/c5-3-1-2-6-4(8)7-3/h1-2H,(H3,5,6,7,8)
UNII8J337D1HZY
Thuộc tính
Công thức phân tửC4H5N3O
Khối lượng mol111.10 g/mol
Khối lượng riêng1.55 g/cm³ (calculated)
Điểm nóng chảy 320 đến 325 °C (593 đến 598 K; 608 đến 617 °F) (decomposes)
Điểm sôi
Độ axit (pKa)4.45 (secondary), 12.2 (primary)[1]
MagSus-55.8·10−6 cm³/mol
Các nguy hiểm
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
☑Y kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)
cytosine
Mã định danh
Danh phápCytZytosinCytosin4-amino-2-hydroxypyrimidine4-amino-2(1H)-pyrimidinone4-amino-3H-pyrimidin-2-one4-Amino-2-oxo-1,2-dihydropyrimidine6-amino-1,2-dihydropyrimidin-2-oneCytosinimine4-AminouracilCytosine C
ID ngoàiGeneCards: [1]
Gen cùng nguồn
LoàiNgườiChuột
Entrez
Ensembl
UniProt
RefSeq (mRNA)

n/a

n/a

RefSeq (protein)

n/a

n/a

Vị trí gen (UCSC)n/an/a
PubMedn/an/a
Wikidata
Xem/Sửa Người

Cytosine (đọc là xi-tô-zin, kí hiệu là C hoặc X) là một trong năm loại nucleobase chính dùng để lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền trong tế bào, cụ thể là trong các nucleic acid DNARNA. Là một chất dẫn xuất của pyrimidine, cytosine có một vòng thơm dị gắn với hai nhóm thế (một nhóm amine ở vị trí 4 và một nhóm xeton ở vị trí 2). Nucleoside chứa cytosine gọi là cytidine. Trong các cặp base Watson-Crick, nó tạo 3 liên kết hiđrô với guanine.

Cytosine được khám phá năm 1894 trong mô tuyến ức . Cấu tạo phân tử được đề xuất năm 1903, sau đó được tổng hợp trong phòng thí nghiệm (và tái khẳng định) cùng năm.

Gần đây, cytosine còn được dùng trong tin học lượng tử. Lần đầu tiên các đặc tính lượng tử được ứng dụng để xử lý thông tin là vào tháng 8 năm 1998 khi các nhà nghiên cứu tại Oxford bổ sung thuật toán David Deutsch vào 2 qubit NMRQC (Nuclear Magnetic Resonance Quantum Computer - máy tính lượng tử cộng hưởng từ nhân) trên nền tảng phân tử cytosine.

Cytosine có thể được tìm thấy như là một phần của DNA, RNA, hoặc như là một phần của một nucleotide. Như cytosine triphosphate (CTP), nó có thể hoạt động như một yếu tố của enzyme, và có thể chuyển một phosphate để chuyển đổi adenosine diphosphate (ADP) để trở thành adenosine triphosphate (ATP).

Trong DNA và RNA, cytosine bắt cặp với guanine. Tuy nhiên, cytosine có thuộc tính không ổn định, và có thể bị chuyển thành uracil (deamination tự phát). Điều này có thể dẫn đến một đột biến điểm nếu không được sửa chữa bởi enzyme sửa chữa DNA.

Cytosine có thể được methyl hóa thành 5-methylcytosine bởi enzymes DNA methyltransferase.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Dawson, R.M.C.; và đồng nghiệp (1959). Data for Biochemical Research. Oxford: Clarendon Press.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]