Thiên hoàng Seimu
Thiên hoàng Thành Vụ Seimu-tennō 成務天皇 | |
---|---|
Thiên hoàng Nhật Bản | |
Thiên hoàng thứ mười ba của Nhật Bản | |
Trị vì | 131 – 190 (huyền thoại) (dương lịch) 5 tháng 1 năm Thiên hoàng Seimu thứ 1 – 11 tháng 6 năm Thiên hoàng Seimu thứ 60 (59 năm, 158 ngày) |
Tiền nhiệm | Thiên hoàng Keikō |
Kế nhiệm | Thiên hoàng Chūai |
Thông tin chung | |
Sinh | 84 Nhật Bản |
Mất | 190 (107 tuổi) không xác định |
An táng | Saki no Tatanami no misasagi (狭城盾列池後陵) (Nara) |
Phối ngẫu |
|
Hoàng tộc | Hoàng gia Nhật Bản |
Thân phụ | Thiên hoàng Keikō |
Thân mẫu | Yasakairi-hime |
Thiên hoàng Seimu (成務天皇, Seimu-tennō , Thành Vụ Thiên hoàng) là vị Thiên hoàng thứ 13 của Nhật Bản theo Danh sách Thiên hoàng truyền thống.[1] Phần lớn sử gia xem vua Seimu là một nhân vật huyền thoại, và cái tên Seimu-tennō được người đời sau đặt làm thụy hiệu của ông.
Truyện truyền thuyết
[sửa | sửa mã nguồn]Không có ngày tháng chắc chắn về cuộc đời và triều đại của vị Thiên hoàng này. Vua Seimu được các nhà sử học coi là một "Thiên hoàng truyền thuyết" vì thiếu thông tin về ông, mà cũng không thể phủ định được việc một người như thế đã từng tồn tại. Hơn nữa, các học giả chỉ biết than thở rằng, ở thời điểm này, không có đủ các bằng chứng để nghiên cứu và thẩm tra kỹ càng hơn. Nếu ông có thật, vào thời đó, danh xưng Tennō (Thiên hoàng) vẫn chưa được sử dụng, và chính thể mà ông có lẽ đã cai trị cũng không bao gồm toàn bộ hay thậm chí là phần lớn Nhật Bản. Trong sử ký bao gồm cả những người tiếp nối ông trong thời kỳ đã có sử, có lý do để kết luận rằng nếu ông tồn tại thật, vua Seimu có thể chỉ là một tù trưởng hay vua của một vùng vào đầu xã hội bộ lạc Yamato.[2]
Mặc dù nơi an nghỉ cuối cùng của vị Thiên hoàng truyền thuyết này vẫn còn chưa biết, lăng mộ Hoàng gia chính thức của vua Seimu ngày nay có thể đến thăm tại Misasagi-cho, thành phố Nara.[3]
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Brown, Delmer et al. (1979). Gukanshō, các trang 250-251; Varley, Paul. (1980). Jinnō Shōtōki, các trang 88-89; Titsingh, Isaac (1834). Annales des empereurs du japon, các trang 3-4.
- ^ Aston, William. (1998). Nihongi, Vol. 1, các trang 214-216.
- ^ “Seimu's misasagi -- map (lower right)” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 24 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2008.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- Aston, William George. (1896). Nihongi: Chronicles of Japan from the Earliest Times to A.D. 697. London: Kegan Paul, Trench, Trubner. OCLC 448337491
- Brown, Delmer M. and Ichirō Ishida, eds. (1979). Gukanshō: The Future and the Past. Berkeley: University of California Press. 10-ISBN 0-520-03460-0; 13-ISBN 978-0-520-03460-0; OCLC 251325323
- Titsingh, Isaac. (1834). Nihon Odai Ichiran; ou, Annales des empereurs du Japon. Paris: Royal Asiatic Society, Oriental Translation Fund of Great Britain and Ireland. OCLC 5850691
- Varley, H. Paul. (1980). Jinnō Shōtōki: A Chronicle of Gods and Sovereigns. New York: Columbia University Press. 10-ISBN 0-231-04940-4; 13-ISBN 978-0-231-04940-5; OCLC 59145842