Bước tới nội dung

Tam quốc sử ký

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Samguk Sagi)
Tam quốc sử ký
Hangul
Hanja
Romaja quốc ngữSamguk Sagi
McCune–ReischauerSamguk Sagi
Hán-ViệtTam quốc sử ký

Tam quốc sử ký (Hangul: 삼국사기 samguk sagi) là một sử liệu của người Triều Tiên bằng chữ Hán, về Tam QuốcCao Câu Ly, Bách TếTân La trong lịch sử Triều Tiên.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Bộ sử này do một số học giả dẫn đầu là Kim Phú Thức (Kim Bu-sik) biên soạn vào giữa thế kỷ 12 theo lệnh của vua Nhân Tông (trị vì: 1122-1146), vị vua đời thứ 17 của thời đại Cao Ly. Bộ sử được hoàn thành vào năm 1145 và trở thành sử liệu thành văn sớm nhất của Triều Tiên.

Tam quốc sử ký bao gồm 50 cuốn, trong đó 16 cuốn ghi chép về Tân La, 10 cuốn ghi chép về Cao Câu Ly, 6 cuốn về Bách Tế, 3 cuốn là niên biểu, 9 cuốn ghi chép về các vấn đề như âm nhạc, lễ nghi, thể thao, nhà cửa, quan chế, 10 cuốn về các nhân vật.

Việc biên soạn bộ sử này được cho là nhằm ba mục đích:

  1. Lấp sự thiếu hụt tư liệu lịch sử về thời đại Tam Quốc của Triều Tiên
  2. Làm tư liệu giáo dục
  3. Nhằm tuyên bố rằng triều đại Cao Ly được thành lập là một tất yếu lịch sử.

Nội dung

[sửa | sửa mã nguồn]

Bản kỷ

[sửa | sửa mã nguồn]

Tân La bản kỷ

[sửa | sửa mã nguồn]

Cao Câu Ly bản kỷ

[sửa | sửa mã nguồn]

Bách Tế bản kỷ

[sửa | sửa mã nguồn]

Niên biểu

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Quyển 29: Niên biểu (thượng)
  • Quyển 30: Niên biểu (trung)
  • Quyển 31: Niên biểu (hạ)

Tạp chí

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Quyển 32: Tế tự, âm nhạc
  • Quyển 33: Sắc phục, xe ngựa, đồ dùng, nhà cửa
  • Quyển 34: Địa lý Tân La (nhất)
  • Quyển 35: Địa lý Tân La (nhị)
  • Quyển 36: Địa lý Tân La (tam)
  • Quyển 37: Địa lý Cao Câu Ly, Bách Tế
  • Quyển 38: Chức quan (thượng)
  • Quyển 39: Chức quan (trung)
  • Quyển 40: Chức quan (hạ)

Liệt truyện

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]