Bước tới nội dung

Người Ma Thoa

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Người Ma Thoa
(Nạp, Nạp Nhật, Nạp Hằng)
Thiếu nữ dân tộc Ma Thoa đang dệt vải
Tổng dân số
40.000
Khu vực có số dân đáng kể
 Trung Quốc  (Tứ Xuyên · Vân Nam)
Ngôn ngữ
phương ngữ Ma Thoa
Tôn giáo
Đạt Ba giáo, Phật giáo Tây Tạng, Đạo giáo
Sắc tộc có liên quan
Nạp Tây
Người Ma Thoa trên bản đồ Trung Quốc
Người Ma Thoa
Người Ma Thoa
Người Ma Thoa (Trung Quốc)

Người Ma Thoa (tiếng Trung: 摩梭族; Hán-Việt: Ma Thoa tộc; bính âm: Mósuō zú), tên tự gọi là Nạp, Nạp Nhật, Nạp Hằng, là một nhóm dân tộc nhỏ sống ở tỉnh Vân Nam và tỉnh Tứ Xuyên, trên ranh giới với Tây Tạng, thuộc vùng đông nam dãy HimalayaTrung Quốc (27°42′35,3″B 100°47′4,04″Đ / 27,7°B 100,78333°Đ / 27.70000; 100.78333).

Dân số người Ma Thoa vào khoảng 40.000 người, phần nhiều sống ở vùng Vĩnh Ninh quanh hồ Lô Cô, trong các huyện Ninh Lạng, Mộc Lý, và Diêm Nguyên[1].

Phân loại sắc tộc

[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện không có sự thống nhất về phân loại sắc tộc Ma Thoa.

Mặc dù người Ma Thoa có sự khác biệt về văn hóa với người Nạp Tây, chính phủ Trung Quốc chỉ coi họ là thành viên của nhóm thiểu số người Nạp Tây. Người Nạp Tây có khoảng 320.000 người, phân bố rộng khắp các tỉnh khác nhau ở Trung Quốc. Văn hoá của họ đã được các học giả bản địa Lạp Mộc Kiết Thổ Tát (拉木嘎吐萨), Lạp Tha Mi Đạt Thạch (拉他咪达石), Dương Lệ Phân (杨丽芬) và Hà Mỹ nghiên cứu và đăng tải [2].

Người Ma Thoa tự coi họ là một nhóm sắc tộc tương đối độc lập, với tên tự gọi là Nạp. Họ giữ nhiều nét của văn hóa Tây Tạng, trong khi đó người Nạp Tây chịu nhiều ảnh hưởng của văn hóa Hán. Họ thực hành hai tôn giáo là Đạt Ba giáo[3]Phật giáo Tây Tạng [4].

Phong cách sống

[sửa | sửa mã nguồn]

Các tài liệu truyền thông về văn hoá của người Ma Thoa có xu hướng làm nổi bật tính dục kỳ lạ gọi là tẩu hôn (chữ Hán: 走婚, bính âm: zǒu hūn), mà nhiều người Trung Quốc diễn giải là "tình yêu tự do". Họ sống theo chế độ mẫu hệ đa phu, một vùng đất mà phụ nữ cai trị. Trong một gia đình thì người đàn ông sống cùng người thân và đảm nhận chăn nuôi, đánh cá,... Tuy nhiên ở vai trò người chồng thì đàn ông không phải là thành viên thường trực, và không chịu trách nhiệm về kinh tế cũng như trong việc nuôi dạy con cái [5][6]. Trong một số trường hợp quan sát được thì nam giới chỉ có mặt để làm bạn tình trong vài ngày [7].

Theo quan niệm về lịch sử loài người thịnh hành ở Trung Quốc, thì lối sống đó mang đặc tính của một xã hội chưa phát triển, còn sót lại từ thời xã hội nguyên thủy [8].

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Lugu Lake Mosuo Cultural Development Association: The Mosuo culture. 2006. Truy cập 29/10/2013: „Estimates as to their numbers vary, but are most likely around 40,000."
  2. ^ Tập hợp các bài báo giai đoạn 1960–2005 của Lạp Tha Mi Đạt Thạch được Nhà xuất bản Đại học Vân Nam biên tập, xuất bản năm 2006 với tên gọi 摩梭社会文化研究论文集 (Ma Thoa xã hội văn hóa nghiên cứu luận văn tập), chứa một danh sách lớn các dẫn chiếu bằng tiếng Trung và một mục lục các sách và bài viết bằng các ngôn ngữ khác [đặc biệt là tiếng Anh], được Hà Tam Na biên soạn.
  3. ^ Lugu Lake Mosuo Cultural Development Association: Daba religion. Lưu trữ 2017-10-11 tại Wayback Machine 2006, abgerufen am 29. Oktober 2013: „As mentioned previously, the Daba religion is in many ways the ‚heart' of Mosuo culture. Although the Mosuo actually practice two religions, Daba contains the majority of their historical and cultural heritage."
  4. ^ Lugu Lake Mosuo Cultural Development Association: Religion. 2006. Truy cập 29/10/2016: "Thus, both religions are integral to Mosuo culture; but Tibetan Buddism plays a far greater role in the daily life of the Mosuo than does Daba."
  5. ^ Peggy Reeves Sanday. Women at the Center. Life in a Modern Matriarchy. Cornell University Press, 2002. Truy cập 10/10/2017.
  6. ^ Walsh, Eileen Rose. “From Nü Guo to Nü'er Guo Negotiating Desire in the Land of the Mosuo” (PDF). Modern China. 31 (4): 448–486. doi:10.1177/0097700405279243.
  7. ^ Susanne Knödel: Männer? Nur für die Nacht! Bei den Mosuo im Südwesten Chinas haben die Frauen das Sagen. In: Gisela Völger (Hrsg.): Sie und Er. Frauenmacht und Männerherrschaft im Kulturvergleich. Rautenstrauch-Joest-Museum, Köln 1997, ISBN 3-923158-33-5 (Kurzversion in zeit.de).
  8. ^ Chou Wah-Shan: Kingdom of Women: The Matriarchal Mosuo of China. From the series Films for the Humanities and Societies. Films Media Group, USA 2007, ISBN 978-1-60825-083-7.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]