Bước tới nội dung

Nemertea

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nemertea
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Liên ngành (superphylum)Lophotrochozoa
Ngành (phylum)Nemertea
Schultze, 1851
Các lớp và bộ[1]
Danh pháp đồng nghĩa [2]
Nemertini
Nemertinea
Rhyncocoela

Nemertea là một ngành động vật không xương sống gồm các loài được gọi là giun ruy băng hay giun vòi.[3] Các tên đồng nghĩa bao gồm Nemertini, NemertineaRhynchocoela.[2] Mặc dù đa số có kích thước nhỏ hơn 20 cm, nhưng đã có một cá thể được ước tính là có chiều dài bằng 54 m, khiến nó trở thành động vật dài nhất từng được phát hiện từ trước đến nay.[4] Cơ thể của chúng nhớt, thường chỉ rộng vài cm, một số ít loài có cơ thể rộng nhưng ngắn.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1555, Olaus Magnus viết về một loại giun biển dài 17,76 mét (58,3 ft) ("40 cubit"), chiều rộng bằng chiều rộng cánh tay trẻ con, và khi chạm vào thì làm tay sưng lên. William Borlase năm 1758 có viết về một "giun biển dài", và 1770, Gunnerus mô tả chính thức loài này, dưới tên Ascaris longissima. Danh pháp chính thức của nó hiện nay, Lineus longissimus, được đặt vào năm 1806 bởi Sowerby.[5] Năm 1995, tổng cộng 1.149 loài được mô tả và chia vào 250 chi.[6] Danh pháp đồng nghĩa gồm Nemertini, NemertineaRhynchocoela.[2]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Ruppert, E.E., Fox, R.S., and Barnes, R.D. (2004). “Nemertea”. Invertebrate Zoology (ấn bản thứ 7). Brooks / Cole. tr. 279. ISBN 0-03-025982-7.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  2. ^ a b c Scott, Thomas (1996). “Nemertini, Rhynchocoela, Nemertea, Nemertinea”. Concise Encyclopedia of Biology. Walter de Gruyter. tr. 815–816. ISBN 978-3-11-010661-9.
  3. ^ Nemertea (TSN 57411) tại Hệ thống Thông tin Phân loại Tích hợp (ITIS).
  4. ^ Ruppert, E.E., Fox, R.S., and Barnes, R.D. (2004). “Nemertea”. Invertebrate Zoology (ấn bản thứ 7). Brooks / Cole. tr. 271–274. ISBN 0-03-025982-7.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  5. ^ Cedhagen, Tomas; Per Sundberg (1986). “A previously unrecognized report of a nemertean in the literature”. Archives of Natural History. Edinburgh University Press. 13: 7–8. doi:10.3366/anh.1986.13.1.7. ISSN 0260-9541.
  6. ^ R. Gibson (1995). “Nemertean genera and species of the world: an annotated checklist of original names and description citations, synonyms, current taxonomic status, habitats and recorded zoogeographic distribution”. Journal of Natural History. 29 (2): 271–561. doi:10.1080/00222939500770161.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]