Bước tới nội dung

Maimonides

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Maimonides
Sinh(1135-03-30)30 tháng 3 năm 1135
Córdoba, Tây Ban Nha
Mất13 tháng 12 năm 1204(1204-12-13) (69 tuổi)
Fostat hoặc Cairo, Ai Cập[1]
Thời kỳTriết học thế kỷ XII
VùngTriết học Hồi giáo
Trường pháiĐạo Do Thái
Đối tượng chính
Triết học Do Thái, luật Do Thái, đạo đức Do Thái

Moshe ben Maimon (tiếng Hebrew: משה בן-מימון‎), hay Mūsā ibn Maymūn (tiếng Ả Rập: موسى بن ميمون‎), hay còn được gọi là Rambam (/ˈrɑːmbɑːm/; tiếng Hebrew: רמב"ם‎ – viết tắt cho tên "Rabbeinu Moshe Ben Maimon", "Our Rabbi/Teacher Moses Son of Maimon"), và được Latin hóa là Moses Maimonides (/mˈmɒnɪdz/[5] my-MON-i-deez), là nhà triết họcnhà thiên văn học người Do Thái.[6] Ông là một trong những người Torah có ảnh hưởng nhất thời kỳ Trung cổ[7][8][9] và là một trong rất ít triết gia Do Thái có thể gây ảnh hưởng lên thế giới phi Do Thái.

Cuộc đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Thời ấu thơ, thời niên thiếu và thời thanh niên

[sửa | sửa mã nguồn]

Về năm sinh của Maimonides, vẫn có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng chủ yếu cho rằng ông sinh vào năm 1135; có ý kiến cho rằng ông sinh năm 1138.[10][11][12][13][14] Từ nhỏ, Maimonides nghiên cứu luật Torah dưới sự hướng dẫn của cha mình. Vào năm 1148, tuy mới hơn hoặc khoảng 10 tuổi, Mamonides đã phải sống cuộc sống lưu lạc. Đó là vì phong trào cải sang đạo Hồi Almohades đã xâm lược Córdoba, vùng đất nơi Maimonides sinh ra, và đưa ra cho những người Do Thái ba sự lựa chọn: cải đạo, chết hoặc ra đi. Và hầu hết người Do Thái lúc đó, trong đó có cả gia đình Maimonides, quyết định ra đi, điều đã khiến họ bị trục xuất khỏi Córdoba. Những con người đáng thương này lưu lạc ở miền nam của Tây Ban Nha. Họ đã phải đến Fes, Maroc, một vùng đất của châu Phi để tránh sự truy đuổi của những kẻ đòi cải đạo kia và ở đây, Maimonides đã có cơ hội tiếp nhận tri thức thế tục.

Khi trưởng thành

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau một thời gian định cư ở Maroc, Maimonides đến sống ở Thánh Địa (tức là quốc gia Palestine cổ) trong khoảng thời gian ngắn. Ông dành nhiều thời gian đến Jerusalem để cầu nguyện và cuối cùng đến Ai Cập.

Qua đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Mamonides qua đời ở Ai Cập nhưng tại địa điểm nào cụ thể ở đất nước này thì vẫn còn tranh cãi. Có ý kiến là Fostat, lại có ý kiến là Cairo. Dù mất ở nơi nào thì thi hài của ông được chôn cất tại Tiberias.[15][16]

Những đóng góp

[sửa | sửa mã nguồn]

Mamonides là một nhà kinh viện Do Thái nổi tiếng. Vì đọc các tác phẩm triết học của đạo Hồi Ả Rập nhiều hơn được dạy bởi các thầy giáo Ả Rập, ông tiếp xúc không chỉ những tư tưởng triết học này mà còn cả tư tưởng triết học của Aristoteles nữa. Cũng giống như Averroes, Maimonides cũng cố hòa giải khoa học, triết học với tôn giáo. Cụ thể, ông cố hòa giải triết học của Aristoteles với giáo điều của Kinh thánh.

Với Aristoteles-đồng ý và khác biệt

[sửa | sửa mã nguồn]

Có lẽ nằm trong hướng hòa giải được nêu ở trên, Maimonides đã khẳng định một điều rằng không có sự mâu thuẫn nào trong chân lý mặc khải của Thượng đế và sự khám phá trí tuệ của con người. Ở đây, ông cho thấy mình chịu ảnh hưởng chính từ hai người: Aristoteles và Talmud. Tuy nhiên, ông cũng không đồng ý với Aristoteles khi nhà khoa học Hy Lạp này cho rằng Thượng đế che chở cho tất cả, chứ không riêng ai.

Với Plato-đi theo các nhà luận giải

[sửa | sửa mã nguồn]

Maimonides bảo lưu nhiều quan điểm của những người luận giải triết học của Plato, bởi ông khâm phục họ. Có lẽ ông là người kinh viện duy nhất làm điều đó bởi hầu như không một nhà kinh viện nào có thể chấp nhận. Tiêu biểu là ông ủng hộ cái gọi là thần học tiêu cực.

Sống và chết

[sửa | sửa mã nguồn]

Mamonides đã phân biệt hai tuệ giác của con người: vật chất (thể xác) và vô chất (cái ngoài thể xác). Vô chất, theo ông, có từ trí tuệ của vũ trụ. Nó là kết quả của nỗ lực linh hồn để có tri thức về trí tuệ giác thuần khiết của Thượng đế.

Về sự bất tử, Maimonides có đồng quan điểm với một triết gia người Do Thái khác cách ông khoảng 4 hay 5 thế kỷ, Baruch Spinoza. Tuy nhiên, làm thế nào để bất tử thì hai người lại nghĩ khác. Nhà triết học Trung cổ cho rằng đó là con đường của bổn phận, còn nhà triết học thời Phục hưng lại nghĩ đó là sự tiếp diễn, từ giác quan qua khoa học đến triết học.

13 nguyên tắc đức tin

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Sự hiện hữu của Thượng đế
  • Sự đơn nhất của Thượng đế
  • Tinh thần linh và tính vô thể của Thượng đế
  • Sự vĩnh hằng của Thượng đế
  • Chỉ một mình Thượng đế là đối tượng thờ phụng
  • Mặc khải thông qua các tiên tri của Thượng đế
  • Moses lỗi lạc nhất trong số các nhà tiên tri
  • Lề luật của Thượng đế được ban ra trên Núi Sinai
  • Sự bất biến của Torah với tư cách là Luật Thượng đế
  • Thượng đế biết trước mọi hành động của con người
  • Thưởng điều thiện, phạt điều ác công bằng, nghiêm minh
  • Đấng Thiên sai (Messiah) của người Do Thái sẽ tới
  • Người chết sống lại (Phục sinh)

Ảnh hưởng

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Tính kinh viện trong triết học của Maimonides đã ảnh hưởng không nhỏ đến nhiều nhà kinh viện nổi tiếng của châu Âu như Albertus Magnus, Thomas AquinasDuns Scotus.
  • Những suy nghĩ về tôn giáo của Maimonides đã khiến cộng đồng người Do Thái bị chia tách trong một khoảng thời gian. Một số cho rằng chẳng cần nghĩ đến việc sống lại khi đã chết và đưa ra lý thuyết của ông, số khác thì bảo đó là dị giáo.
  • Những học giả Do Thái cũng bị phân chia rất nhiều về tư tưởng khi nói về Maimonides. Họ gồm hai nhóm: cấp tiến và ôn hòa. Mà nhóm cấp tiến lại chia thành người ủng hộ và chống đối lại Maimonides. Còn nhóm ôn hòa, những người chiết trung, thì cũng rắc rối không kém khi vừa ủng hộ thế giới quan kiểu Aristoteles của ông, vừa không đồng ý với những thành phần trong đó, những điều họ cho là mâu thuẫn với tôn giáo của họ. Thuyết chiết trung này đã lên cao vào thế kỷ XIVthế kỷ XV.
  • 13 nguyên tắc tín ngưỡng do ông đề xuất đã gây tranh cãi, bị các học giả phê phán và không được biết đến bởi hầu hết người Do Thái. Tuy nhiên, ngày nay, chúng trở nên phổ biến và là bắt buộc với đạo Do Thái chính thống.

Tác phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Goldin, Hyman E. Kitzur Shulchan Aruch – Code of Jewish Law, Forward to the New Edition. (New York: Hebrew Publishing Company, 1961)
  2. ^ “H-Net”.
  3. ^ “Maimonides Islamic Influences”. Plato. Stanford.
  4. ^ “Isaac Newton: "Judaic monotheist of the school of Maimonides". Achgut.com. ngày 19 tháng 6 năm 2007. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2010.
  5. ^ "Maimonides". Random House Webster's Unabridged Dictionary.
  6. ^ Maimonides: Abū ʿImrān Mūsā [Moses] ibn ʿUbayd Allāh [Maymūn] al‐Qurṭubī [1]
  7. ^ “A Biographical and Historiographical Critique of Moses Maimonides”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2015.
  8. ^ S. R. Simon (1999). “Moses Maimonides: medieval physician and scholar”. Arch Intern Med. 159 (16): 1841–5. PMID 10493314.
  9. ^ Athar Yawar Email Address (2008). “Maimonides's medicine”. The Lancet. 371 (9615): 804. doi:10.1016/S0140-6736(08)60365-7.
  10. ^ Davidson, pp. 6–9, 18. If the traditional birth date of 14 Nisan is not correct, then a date in 1136 or 1137 is also possible.
  11. ^ Joel E. Kramer, "Moses Maimonides: An Intellectual Portrait," p. 47 note 1. In Kenneth Seeskin biên tập (tháng 9 năm 2005). The Cambridge Companion to Maimonides. ISBN 9780521525787.
  12. ^ 1138 in Stroumsa,Maimonides in His World: Portrait of a Mediterranean Thinker, Princeton University Press, 2009, p. 8
  13. ^ Sherwin B. Nuland (2008), Maimonides, Random House LLC, p. 38
  14. ^ “Moses Maimonides | biography - Jewish philosopher, scholar, and physician”. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2015.
  15. ^ Gedaliah ibn Yahya ben Joseph, Shalshelet Ha-Kabbalah Jerusalem 1962, p. ק; but in PDF p. 109 (Hebrew)
  16. ^ Abraham Zacuto, Sefer Yuchasin, Cracow 1580 (Hebrew), p. 261 in PDF, which reads: "... I saw in a booklet that the Ark of God, even Rabbi Moses b. Maimon, of blessed memory, had been taken up (i.e. euphemism for "had died"), in the year [4],965 anno mundi (= 1204/5 CE) in Egypt, and the Jews wept for him – as did [all] the Egyptians – three days, and they coined a name for that time of year, [saying], 'there was wailing,' and on the seventh day [of his passing], the news reached Alexandria, and on the eighth day, [the news reached] Jerusalem, and in Jerusalem they made a great public mourning [on his behalf] and called for a fast and public gathering, where it was that the prayer precentor read out the admonitions, 'If you shall walk in my statutes [etc.]' (Leviticus 26:3-ff.), as well as read the concluding verse [from the Prophets], 'And it came to pass that Samuel spoke to all of Israel [etc.],' and he then concluded by saying that the Ark of God had been taken away. Now after certain days they brought up his coffin to the Land of Israel, during which journey thieves encountered them, causing those who had gone up to flee, leaving there the coffin. Now the thieves, when they saw that they had all fled, they desired to have the coffin cast into the sea, but were unable with all their strength to uproot the coffin from the ground, even though they had been more than thirty men, and when they considered the matter, they then said to themselves that he was a godly and holy man, and so they went their way. However, they gave assurances to the Jews that they would escort them to their destination, and so it was that they also accompanied him and he was buried in Tiberias."