Bước tới nội dung

Lười (động vật)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Lười[1]
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Mammalia
Phân lớp (subclass)Theria
Phân thứ lớp (infraclass)Eutheria
Liên bộ (superordo)Xenarthra
Bộ (ordo)Pilosa
Phân bộ (subordo)Folivora
Delsuc, Catzeflis, Stanhope, and Douzery, 2001
Họ

Bradypodidae
Megalonychidae
Megatheriidae
Mylodontidae

Nothrotheriidae

Lười hay con lười (Danh pháp khoa học: Folivora) là một phân bộ động vật gồm những loài thú cỡ trung bình thuộc về họ Megalonychidae (lười hai ngón) và họ Bradypodidae (lười ba ngón) với tổng cộng có sáu loài. Chúng được nhóm Delsuc, Catzeflis, Stanhope, và Douzery mô tả và phân loại trong năm 2001. Đặc trưng chung của những con lười là sự chậm chạp và lười vận động và có ngoại hình trông khá ngu đần, thờ ơ, nhưng đây chính là sự tiến hóa để thích nghi với môi trường sống của chúng, nhất là những môi trường không có nhiều chất dinh dưỡng thì chúng phải tiết chế năng lượng bằng cách hạn chế sự vận động. Chúng ngủ khoảng 10 tiếng 1 ngày, ăn uống rất điều độ (với chế độ ăn chủ yếu là rau xanh).

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Lười hiện tại có họ hàng với loài lười mặt đất là loài lười cổ đã bị tuyệt chủng. Chúng không có răng nanh, sống trên mặt đất và có quan hệ họ hàng với loài lười ngày nay. Lười mặt đất có bộ móng sắc nhọn có thể đứng thẳng bằng hai chân sau. Chúng dài gần 6m và có trọng lượng 4 tấn bằng trọng lượng của một con voi châu Phi. Lười mặt đất là động vật có vú, di chuyển chậm chạp và ăn cỏ. Các móng vuốt sắc nhọn giúp nó có thể bám vào cành cây móc lá để ăn.[2]

Những con lười đang sống trên cây hiện nay là hậu duệ của loài lười có vú, thân hình khá lớn. Khi thực phẩm trên cạn không còn phong phú thì những con lười cổ xưa này bắt đầu lần mò ra biển để tìm thức ăn. Khi khan hiếm thức ăn, những con lười xưa có thể lặn xuống biển để nhấm nháp rong cỏ ở vùng nước nông rồi sau đó có thể lội biển xa hơn và lặn sâu hơn. Tuy nhiên, loài lười không chuyển hẳn sang sống môi trường biển mà đó chỉ là giải pháp tình thế khi khó khăn.[3]

Đặc điểm

[sửa | sửa mã nguồn]
Một con lười ba móng ở vườn thú Dallas

Như tên gọi của chúng, lười khá lười biếng. Lười sử dụng ít năng lượng. Động tác của nó lúc nào cũng chậm đến mức như bất động và hòa mình vào môi trường.[4] Khi dịch chuyển trên đất, tốc độ nhanh nhất mà nó có thể đạt được là 160m/giờ. Động tác của nó trông giống như kỹ thuật chiếu chậm được dùng trong điện ảnh. Nó chậm đến nỗi cây cỏ cũng có thể mọc trên người nó. Hệ tiêu hóa của nó cũng chậm tương đương như cơ thể nó. Thỉnh thoảng, lười cũng bò xuống đất đi tìm nước uống và đi vệ sinh, nhưng rất ít. Một tuần nó xuống đất một lần để loại bỏ chất thải. Chúng lười biếng đến nỗi, có nhiều con lười khi chết rồi nhưng cơ thể vẫn treo trên cây không rơi xuống đất.[5]

Ngón chân con lười cong vào sẳn để treo mình lên cây và không cần bám vào bất cứ vật gì. Chúng chỉ cần móc móng vuốt qua cành cây. Lười có cấu tạo 3 đốt xương phụ ở cổ và các cơ quan nội tạng có cấu tạo đặc biệt nên chúng có thể ngủ với tư thế treo mình và để đầu lên ngực trong một thời gian dài. Chúng là con vật thích nghỉ ngơi nhất. Một ngày chúng có thể ngủ hơn 20 giờ. Các loài khỉ thỉnh thoảng còn chải lông cho nhau, lười thì không. Thậm chí, trên lông của chúng bị rong rêu bám đầy, chúng cũng không quan tâm. Khi sinh con, con của chúng cứ việc nằm và ngủ trên bụng con lười mẹ, và cả ăn, và đi vệ sinh ngay trên mình mẹ nó. Khi những cánh rừng bị ngập nước, chúng cũng có thể bơi đi tìm cành cây khác, nhưng cũng rất hiếm.[6]

Tuy vậy, đôi khi hình ảnh đặc trưng về loài sinh vật lười biếng hầu như ngủ suốt ngày cũng có thể thay đổi, thay vì ngủ nướng hơn 16 tiếng mỗi ngày như quan sát thấy trong điều kiện nuôi nhốt, thì các con lười trong tự nhiên lại ngủ chưa tới 10 tiếng, các con lười chỉ ngủ 9,6 tiếng mỗi ngày, chúng có thể vẫn chậm chạp về tốc độ di chuyển nhưng về giấc ngủ thì chúng không hoàn toàn bất thường, những con vật được nuôi nhốt thường ngủ nhiều hơn do chúng đã được thỏa mãn mọi nhu cầu.[7]

Chế độ ăn của con lười rất kém đa dạng về mặt dinh dưỡng, cùng với đó là sự chầm chậm ít di chuyển để tìm kiếm thức ăn, bởi vậy chúng cần dạ dày có kích thước lớn và có nhiều buồng để có thể chứa được nhiều thức ăn. Con lười có thể mất đến hàng tháng trời để tiêu hóa hết 1 bữa ăn, và nó cần một lối sống ít hoạt động để giữ cho việc dị hóa năng lượng ở mức càng thấp càng tốt điều này thường làm thân nhiệt của con lười hạ xuống rất thấp. Khi thân nhiệt xuống quá thấp, hệ vi khuẩn đường ruột của chúng sẽ dừng hoạt động, đồng nghĩa với việc dù đã ăn đủ cho cả tháng trời, nhưng con lười vẫn có thể chết vì đói, bởi thức ăn trong đường tiêu hóa của chúng không hề bị tiêu hóa.

Phân loài

[sửa | sửa mã nguồn]

Phân bộ Folivora (Lười)

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Gardner, A. (2005). Wilson, D. E.; Reeder, D. M (biên tập). Mammal Species of the World (ấn bản thứ 3). Johns Hopkins University Press. tr. 100–101. ISBN 978-0-8018-8221-0. OCLC 62265494.
  2. ^ 10 loài động vật có vú kỳ lạ
  3. ^ Những con lười nhưng siêng năng
  4. ^ Nghệ thuật ngụy trang của động vật (2)
  5. ^ Kỷ lục của các loài vật
  6. ^ Những loài vật lười biếng (2)
  7. ^ Con lười không hề lười

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]