Bước tới nội dung

Jerome Isaac Friedman

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Jerome Isaac Friedman
Sinh28 tháng 3, 1930 (94 tuổi)
Chicago, Illinois
Quốc tịchHoa Kỳ
Trường lớpĐại học Chicago
Nổi tiếng vìBằng chứng thực nghiệm của hạt quark
Giải thưởngGiải Nobel Vật lý (1990)
Sự nghiệp khoa học
NgànhVật lý học
Nơi công tácHọc viện Công nghệ Massachusetts
Người hướng dẫn luận án tiến sĩEnrico Fermi

Jerome Isaac Friedman (sinh 28 tháng 3 năm 1930 tại Chicago, Illinois) là nhà vật lý người Mỹ đã đoạt Giải Nobel Vật lý năm 1990 cùng với Henry KendallRichard E. Taylor "cho công trình nghiên cứu tiên phong của họ về tán xạ phi đàn hồi sâu của các electron trên các protonneutron liên kết, là công trình có tầm quan trọng thiết yếu cho sự phát triển của mô hình quark trong ngành vật lý hạt"[1].

Cuộc đời và Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông sinh tại Chicago, Illinois trong một gia đình nhập cư từ Nga vào Hoa Kỳ. Khi lớn lên ông có khiếu về nghệ thuật và khá xuất sắc. Tuy nhiên ông đã quan tâm tới Vật lý học sau khi đọc quyển sách về thuyết tương đối do Albert Einstein viết, và kết quả là ông đã từ chối một học bổng vào học trong Art Institute of Chicago để sang học Vật lý học ở Đại học Chicago. Ở đây, ông học và nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của Enrico Fermi, và đậu bằng tiến sĩ vật lý năm 1956. Năm 1960 ông gia nhập phân khoa Vật lý của Học viện Công nghệ Massachusetts.

Năm 1968 và 1969, ông làm các thí nghiệm với Henry W. KendallRichard E. TaylorStanford Linear Accelerator Center[2] đã đem lại bằng chứng thực nghiệm đầu tiên là các proton có một cấu trúc bên trong, sau này được biết là hạt quark. Công trình nghiên cứu này đã đem lại cho Friedman, Kendall và Taylor giải Nobel Vật lý năm 1990.

Ông là giáo sư học viện[3]Học viện Công nghệ Massachusetts. Friedman cũng là thành viên trong Ban bảo trợ của tập san Bulletin of the Atomic Scientists[1].

Năm 2008, Friedman được trao bằng tiến sĩ danh dự của Đại học Belgrade (Belgrade, Serbia). Ông là giáo sư danh dự ở Phân khoa Vật lý Đại học Belgrade [2] và các viện nổi tiếng thế giới của Phân khoa này: "Viện Vật lý lý thuyết và thực nghiệm" [3], "Viện Vật lý Zemun" [4]Viện hạt nhân Vinca.[4]

Năm 2003, ông được diễn viên hài Sacha Baron Cohen phỏng vấn, dưới dạng nhân vật hư cấu Ali G.

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Đời tư

[sửa | sửa mã nguồn]

Friedman kết hôn với Tania Letetsky-Baranovsky. Họ có bốn người con: Ellena, Joel, Martin và Sandra

Xuất bản phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo và Ghi chú

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Nobel prize citation
  2. ^ Trung tâm máy gia tốc theo đường thẳng ở Đại học Stanford, nay là "SLAC National Accelerator Laboratory"
  3. ^ Institute Professor là chức giáo sư cao nhất của Học viện Công nghệ Massachusetts
  4. ^ “Универзитет у Београду - 200 година Универзитета у Београду и високог школства у Србији” (bằng tiếng Serbia). University of Belgrade. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2008.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]