Bước tới nội dung

Echiura

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Giun thìa)
Echiura
Thời điểm hóa thạch: Upper Carboniferous–Recent[1]
Urechis caupo
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Phân giới (subregnum)Eumetazoa
Nhánh Bilateria
Nhánh Nephrozoa
Nhánh Protostomia
Nhánh Spiralia
Liên ngành (superphylum)Lophotrochozoa
Ngành (phylum)Annelida
Lớp (class)Echiura
Newby, 1940[2]
Phân nhóm

Echiura là một nhóm nhỏ động vật thủy sinh, từng được coi là một ngành riêng biệt, nhưng nay được thống nhất phân loại là một lớp giun đốt đã mất đi sự phân đốt vốn có.[3][4][5][6] Hầu hết loài Echiura sống trong vùng nước nông. Hơn 230 loài đã được mô tả.[7] Echiura ít hoá thạch - hoá thạch cổ nhất có niên đại từ thế Pennsylvania của kỷ Than đá. Tuy nhiên, hang hình chữ U hoá thạch mà có thể của Echiura đã xuất hiện từ kỷ Cambri.

Phân bố và môi trường sống

[sửa | sửa mã nguồn]

Các loài Echiura chỉ sống ngoài biển và tập trung ở Đại Tây Dương. Chúng sống tầng đáy, đào hang dưới đáy biển, ở vùng hạ gian triều hay chỗ gần bờ nước nông (như Echiurus, Urechis, và Ikeda). Một ít loài có mặt ở nơi nước sâu, gồm cả vùng biển thẳm.[8] Chúng hay xúm lại trong lớp cặn đáy biển giàu mùn bã hữu cơ.

Một loài, Thalassema mellita, sống ở vùng biển đông nam Hoa Kỳ, cư ngụ trong bộ xương ngoài của Clypeasteroida. Khi giun non còn bé, chúng chui vào trong cái vỏ xương.

Vào thập niên 1970, người ta từng ghi nhận mật độ Listriolobus pelodes sống cạnh chỗ nước cống thải ra lên đến 1.500 con/m².[9] Hoạt động đào và ăn của những con giun này làm khuấy tung lớp cặn và thông thoáng bầu nước, giúp giữ một hệ sinh thái cân bằng với nhiều loại sinh vật hơn, mà nếu vắng mặt chúng thì ta khó sống sót ở nơi bị ô nhiễm nặng này.[9]

Danh sách họ

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo WoRMS:

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Jones, D.; Thompson, I. D. A. (1977). “Echiura from the Pennsylvanian Essex Fauna of northern Illinois”. Lethaia. 10 (4): 317. doi:10.1111/j.1502-3931.1977.tb00627.x.
  2. ^ Name authority
  3. ^ Dunn, C. W.; Hejnol, A.; Matus, D. Q.; Pang, K.; Browne, W. E.; Smith, S. A.; Seaver, E.; Rouse, G. W.; Obst, M.; Edgecombe, G. D.; Sørensen, M. V.; Haddock, S. H. D.; Schmidt-Rhaesa, A.; Okusu, A.; Kristensen, R. M. B.; Wheeler, W. C.; Martindale, M. Q.; Giribet, G. (2008). “Broad phylogenomic sampling improves resolution of the animal tree of life”. Nature. 452 (7188): 745–749. Bibcode:2008Natur.452..745D. doi:10.1038/nature06614. PMID 18322464.
  4. ^ Bourlat, S.; Nielsen, C.; Economou, A.; Telford, M. (2008). “Testing the new animal phylogeny: A phylum level molecular analysis of the animal kingdom”. Molecular Phylogenetics and Evolution. 49 (1): 23–31. doi:10.1016/j.ympev.2008.07.008. PMID 18692145.
  5. ^ Struck, T. H.; Paul, C.; Hill, N.; Hartmann, S.; Hösel, C.; Kube, M.; Lieb, B.; Meyer, A.; Tiedemann, R.; Purschke, G. N.; Bleidorn, C. (2011). “Phylogenomic analyses unravel annelid evolution”. Nature. 471 (7336): 95–98. Bibcode:2011Natur.471...95S. doi:10.1038/nature09864. PMID 21368831.
  6. ^ Struck, T. H.; Schult, N.; Kusen, T.; Hickman, E.; Bleidorn, C.; McHugh, D.; Halanych, K. M. (2007). “Annelid phylogeny and the status of Sipuncula and Echiura”. BMC Evolutionary Biology. 7: 57. doi:10.1186/1471-2148-7-57. PMC 1855331. PMID 17411434.
  7. ^ Zhang, Z.-Q. (2011). “Animal biodiversity: An introduction to higher-level classification and taxonomic richness” (PDF). Zootaxa. 3148: 7–12.
  8. ^ Walls, Jerry G. (1982). Encyclopedia of Marine Invertebrates. TFH Publications. tr. 262–267. ISBN 0-86622-141-7.
  9. ^ a b Stull, Janet K.; Haydock, C.Irwin; Montagne, David E. (1986). “Effects of Listriolobus pelodes (Echiura) on coastal shelf benthic communities and sediments modified by a major California wastewater discharge”. Estuarine, Coastal and Shelf Science. 22 (1): 1–17. Bibcode:1986ECSS...22....1S. doi:10.1016/0272-7714(86)90020-X.

Bản mẫu:Life on Earth