Bước tới nội dung

Alain Connes

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Alain Connes
Photo of the upper body of Alain Connes with vegetation, blue sky, and clouds in the background
Alain Connes vào năm 2004
Sinh1 tháng 4, 1947 (77 tuổi)
Draguignan, Pháp
Quốc tịch[Pháp]]
Trường lớpÉcole Normale Supérieure
Pierre and Marie Curie University
Nổi tiếng vìBaum–Connes conjecture
Noncommutative geometry
Noncommutative standard model
Operator algebras
Thermal time hypothesis
Giải thưởngCNRS Silver Medal (1977)
Prize Ampère (1980)
Fields Medal (1982)
Clay Research Award (2000)
Crafoord Prize (2001)
CNRS Gold medal (2004)
Sự nghiệp khoa học
NgànhMathematics
Particle physics
Nơi công tácCollège de France
IHÉS
Ohio State University
Vanderbilt University
Người hướng dẫn luận án tiến sĩJacques Dixmier
Các nghiên cứu sinh nổi tiếngJean-Benoît Bost
Georges Skandalis

Alain Connes (tiếng Pháp: [alɛ̃ kɔn]; sinh ngày 1 tháng 4 năm 1947) là một nhà toán học người Pháp và một nhà vật lý lý thuyết, nổi tiếng với những đóng góp của ông trong nghiên cứu đại số toán tửhình học không giao hoán. Ông là giáo sư tại Collège de France, IHÉS, Đại học Bang OhioĐại học Vanderbilt. Ông đã được trao tặng Huy chương Fields vào năm 1982.

Nghiên cứu

[sửa | sửa mã nguồn]

Alain Connes nghiên cứu đại số toán tử. Trong những công trình đầu tiên của mình về đại số von Neumann vào những năm 1970, ông đã thành công trong việc thu được sự phân loại gần như đầy đủ các nhân tử đơn ánh. Ông cũng đặt ra bài toán nhúng Connes. Sau đó, ông đã có những đóng góp trong lý thuyết toán tử K và lý thuyết chỉ số, mà đỉnh cao là giả thuyết Baum – Connes. Ông cũng giới thiệu đối đồng đều cyclic vào đầu những năm 1980 như một bước đầu tiên trong việc nghiên cứu hình học vi phân không giao hoán. Ông từng là thành viên của nhóm Bourbaki.[1]

Connes đã áp dụng nghiên cứu của mình trong các lĩnh vực toán họcvật lý lý thuyết, bao gồm lý thuyết số, hình học vi phânvật lý hạt.[2]

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Connes được trao tặng Huy chương Fields năm 1982,[3][4] Giải thưởng Crafoord năm 2001[5][6] và huy chương vàng của CNRS năm 2004. Ông là diễn giả được mời tại Đại hội Toán học Quốc tế năm 1974 tại Vancouver và năm 1986 tại Berkeley và là diễn giả toàn thể tại Đại hội Toán học Quốc tế năm 1978 tại Helsinki. Ông là thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học Pháp và một số viện và hiệp hội nước ngoài, bao gồm Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Đan Mạch, Viện Hàn lâm Khoa học Na Uy, Viện Hàn lâm Khoa học NgaViện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Mashaal, Maurice (2006). Bourbaki: a secret society of mathematicians. American Mathematical Society. tr. 18. ISBN 978-0-8218-3967-6.
  2. ^ "The Geometer of Particle Physics" Scientific American, ngày 24 tháng 7 năm 2006
  3. ^ Albers, Donald J.; Alexanderson, G. L.; Reid, Constance (1986). “International mathematical congresses. An illustrated history 1893 - 1986”. Springer-Verlag. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2018.
  4. ^ IMU Secretariat. “Fields Medal - International Mathematical Union (IMU)”. International Mathematical Union. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2018.
  5. ^ “Crafoord Prize - Crafoord Prize Laureates”. crafoordprize.se. 2000. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2018.
  6. ^ “Crafoord Prize to one of the world's foremost mathematicians”. The Royal Swedish Academy of Sciences. 25 tháng 1 năm 2001. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2018.